Tin mới

Người có uy tín: “Cánh chim đầu đàn” ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa ở tỉnh Hòa Bình

(Mặt trận) -Những người có uy tín ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình tựa như “cánh chim đầu đàn” là điểm tựa giúp thôn, xã ấm no...

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Những kết quả nổi bật trên hành trình giảm nghèo bền vững ở Vĩnh Linh

Phát huy vai trò người có uy tín ở xã Trung Sơn

Không ngại khó, ngại khổ; gương mẫu đi đầu trong làm ăn kinh tế; kịp thời tham gia giải quyết vướng mắc từ cơ sở… những người có uy tín ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình tựa như “cánh chim đầu đàn” mạnh mẽ hướng về phía trước, giúp thôn, xã ấm no...

 Quang cảnh Hội thảo

Cầu nối ý Đảng - lòng dân

Lên các bản, làng vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Hoà Bình, không khó để gặp được những người có uy tín. Ví như Nghệ nhân Ưu tú Bùi Huy Vọng (xóm Bưng Cọi, xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn); ông Bùi Văn Dưng (xóm Mọc, xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc), Ông Lò Văn Quyết (xóm Diều Luông, xã Tân Minh (Đà Bắc); ông Bùi Văn Quỷa (xóm Bái Trang, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc)…

Được bà con chòm xóm tín nhiệm bầu chọn, đội ngũ người có uy tín đa phần là những già làng, trưởng thôn, bản, bí thư chi bộ, cán bộ nghỉ hưu, trưởng các dòng họ, người sản xuất - kinh doanh giỏi, chức sắc... có tư tưởng nhận thức đúng đắn và được rèn luyện qua quá trình tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sinh ra, trưởng thành từ thôn bản, thấu hiểu và có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc, cộng đồng dân cư nên người uy tín không những có tiếng nói với nhân dân, mà còn có khả năng tập hợp lòng dân, là nhân tố tích cực trong việc giúp thôn, làng triển khai các phong trào: Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư… Vận động đồng bào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiến đất xây dựng công trình giao thông, thủy lợi.

Đặc biệt, thực tế chứng minh, những người có uy tín giữ vai trò không nhỏ trong các phong trào thi đua yêu nước, bảo vệ an ninh trật tự; ngăn chặn hiệu quả các “điểm nóng” có thể xảy ra.

Thống kê cho thấy, trong 5 năm qua (2018 - 2023), người có uy tín trong toàn tỉnh Hoà Bình đã cung cấp gần 1.000 tin báo liên quan đến an ninh trật tự. Qua đó góp phần giải quyết ổn định 231 vụ việc phức tạp liên quan đến tình hình an ninh nông thôn, an ninh trật tự - trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.

Bên cạnh đó, những người có uy tín là chức sắc, người có uy tín trong tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hoà Bình còn rất tích cực trong việc hướng dẫn, vận động tín đồ chấp hành, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Thường xuyên phát huy tinh thần cảnh giác và chủ động, tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền đấu tranh, phản bác lại các luận điệu sai trái, xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo của các tổ chức phản động; tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo”…

Đánh giá đúng vai trò, trách nhiệm của người có uy tín

Đánh giá đúng vai trò, trách nhiệm của người có uy tín, những năm qua việc triển khai thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn được tỉnh Hòa Bình quan tâm. Từ nguồn ngân sách Trung ương, Ban Dân tộc, UBND các huyện, thành phố thường xuyên thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho Người có uy tín, như: cấp phát Báo Hòa Bình; Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín; biên soạn, cấp phát sổ tay công tác Người uy tín; tài liệu về thông tin chính sách dân tộc và kỹ năng trong công tác của Người có uy tín; Tổ chức thăm hỏi Người có uy tín, thân nhân ốm đau, qua đời; hỗ trợ thăm hỏi, gia đình Người có uy tín gặp khó khăn; thăm hỏi, tặng quà cho Người có uy tín nhân dịp Tết của các dân tộc thiểu số.

Cùng với đó, tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm về phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh - quốc phòng và tổ chức khen thưởng kịp thời Người có uy tín tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhằm mục đích triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín theo đúng quy định tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín theo nội dung số 1, Tiểu dự án 1, Dự án 10 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Ngày 10/01/2023, UBND tỉnh Hoà Bình đã ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND phê duyệt danh sách 1.276 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2023-2027. Trong đó, huyện Cao Phong 74; huyện Đà Bắc 122; huyện Kim Bôi 152; huyện Lạc Sơn 249; huyện Mai Châu 116; huyện Tân Lạc 142; thành phố Hòa Bình 145; huyện Lương Sơn 122; huyện Lạc Thủy 57; huyện Yên Thủy 97.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả của chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2027, ngày 10/5/2023, UBND tỉnh Hoà Bình tiếp tục ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND về việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2023.

Theo đó, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình đề nghị UBND các huyện, thành phố phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc (UBMTTQ), Công an các huyện, thành phố cùng phối hợp, đôn đốc chỉ đạo Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, UBMTTQ các xã, thị trấn quan tâm tạo điều kiện để người có uy tín được tham gia các cuộc họp triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hoặc cung cấp các thông tin về định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tại cộng đồng thôn xóm, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, các đoàn thể chính trị, công an viên tạo điều kiện để người có uy tín tham gia các hoạt động tại cộng đồng và giữ mối liên hệ thường xuyên với người có uy tín, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và ý kiến tham gia của người uy tín với các hoạt động tại cộng đồng, đồng thời cùng theo dõi giám sát trong việc thực hiện vai trò của người có uy tín tại cộng đồng.

Thực hiện tốt các chính sách đối với người có uy tín, gồm: Cung cấp thông tin thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến như mời dự họp, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, tọa đàm, gặp gỡ, tham quan học tập kinh nghiệm; phối hợp kiểm tra, giám sát trong việc cấp Báo Dân tộc phát triển, Báo Hoà Bình cho người có uy tín.

Kịp thời hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần người có uy tín và thân nhân khi ốm đau, qua đời hoặc bị ảnh hưởng bởi thiên tai hỏa hoạn; tổ chức thăm hỏi, chúc Tết Nguyên đán theo quy định; phát hiện, xây dựng, nhân rộng những tấm gương điển hình, mô hình tốt, cách làm hay của người có uy tín để biểu dương hoặc đề nghị biểu dương khen thưởng.

Thanh Nga

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản