Tin mới

Người Công giáo Hà Nam thi đua phát triển kinh tế

(Mặt trận) -Từ truyền thống đức tin và phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, người Công giáo tỉnh Hà Nam luôn nỗ lực thi đua phát triển kinh tế; xây dựng xứ đạo, khu dân cư giàu đẹp, thân thiện môi trường, khẳng định vai trò trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

 Giáo xứ Tân Lang (xã Tân Son, huyện Kim Bảng, Hà Nam).

Hà Nam có tiểu Vương cung Thánh đường Sở Kiện - một quần thể kiến trúc rất đẹp, từng là thủ phủ của giáo phận Đàng Ngoài và là nhà thờ Chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội. Hiện Hà Nam có hơn 125.200 người Công giáo sinh sống tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

Với truyền thống đức tin lâu đời và phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, người Công giáo Hà Nam chu toàn bổn phận ki tô hữu qua tuân giữ giáo luật, giáo lý,  tham gia các hoạt động mục vụ. Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa, đạo đức của đạo Công giáo cũng được giáo dân nơi đây phát huy vào đời sống hàng ngày nên các việc làm đều vì mục đích chung tay xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Là địa bàn với đa số diện tích là vùng ruộng trũng, xen kẽ núi đá, có giai đoạn dài, đồng bào Công giáo Hà Nam gần như chỉ tranh thủ trồng lúa, nuôi cá, nuôi vịt, một số ít người khai thác đá quy mô nhỏ. Khi hội nhập kinh tế, cùng với chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh, đồng bào Công giáo và Nhân dân đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế  theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Với sự tin tưởng vào chính sách của Nhà nước, sự năng động và nỗ lực của đồng bào Công giáo, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có cả trăm doanh nhân người Công giáo, trong đó có những doanh nghiệp lớn do người Công giáo làm chủ đang phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực: kinh doanh sân golf, khách sạn- nhà hàng, bất động sản; sản xuất năng lượng tái tạo, vôi công nghiệp; phát triển kinh tế trang trại,…

Nhiều doanh nhân Công giáo Hà Nam tham gia Cộng đoàn Doanh nhân Công giáo Tổng Giáo phận Hà Nội nhằm khơi dậy niềm tự hào; hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển; nêu gương sáng trong hoạt động bác ái, từ thiện. Tính riêng giai đoạn phòng chống dịch COVID-19, các doanh nhân Công giáo Hà Nam đã ủng hộ hàng chục tỷ đồng vào lĩnh vực này. Các doanh nhân cũng chung tay cùng đồng bào Công giáo hỗ trợ điều kiện sống, sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại các khu vực vùng sâu, vùng xa.

Đồng bào Công giáo Hà Nam cũng ủng hộ hàng tỷ đồng vào các quỹ: “Vì người nghèo”; Khuyến học, khuyến tài; Quỹ chất độc da cam/Đioxin; hàng chục tỷ đồng vào hoạt động từ thiện- bác ái do các tổ chức của Giáo hội mời gọi (trong 5 năm vừa qua).

Thực hiện các quy định bảo vệ môi trường và Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”, đại diện tổ chức Công giáo tại Hà Nam đã tham gia ký kết thực hiện Kế hoạch phối hợp bảo vệ môi trường giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Sở Tài nguyên & Môi trường và các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Ông Đoàn Đức Thuận- Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Hà Nam cho biết, đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh tích cực chủ động bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thế như: Không vứt rác tùy tiện, hạn chế sử dụng túi nilon, vệ sinh và giữ gìn cảnh quan nơi công cộng, đặc biệt là khu vực giáo xứ, giáo họ; kiến tạo không gian cây xanh tại xứ, họ đạo và gia đình; sản xuất song song với bảo vệ môi trường; thực hiện sản xuất nông nghiệp an toàn…

Các hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cùng với những đóng góp vật chất, ngày công để làm đường giao thông, chỉnh trang đô thị đã tạo nên diện mạo khang trang và không gian xanh- sạch- đẹp tại các giáo xứ, giáo họ và khu dân cư, qua đó góp phần tích cực cùng Nhân dân đưa các xã sớm về đích nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu. Đến năm 2021, toàn tỉnh Hà Nam có 100% số xã được công nhận về đích nông thôn mới. Năm 2022, có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 19 xã được công nhận đạt nông thôn mới kiểu mẫu; 100% khu dân cư có người Công giáo sinh sống đạt Khu dân cư Văn hóa.

Với sự tham gia thiết thực vào các lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, đồng bào Công giáo Hà Nam đang ngày càng khẳng định vai trò trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xứng đáng xây dựng quê hương giàu đẹp, bình yên. Với nhiều ý nghĩa đạo - đời, Hà Nam vinh dự được Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam chọn làm nơi tổ chức Hội nghị giao ban cụm thi đua các tỉnh, thành phố miền Bắc, diễn ra vào ngày 14-11./

Bùi An

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản