Tin mới

Người uy tín tỉnh Hà Giang: cầu nối gắn kết giữa Đảng, chính quyền và nhân dân

(Mặt trận) -Những năm qua, Người uy tín trên địa bàn tỉnh Hà Giang luôn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh ở địa phương; là cầu nối gắn kết giữa Đảng, chính quyền và nhân dân; góp phần tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

Đó là khẳng định của đồng chí Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang  báo cáo với đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh tại buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tọc thiểu số tỉnh Hà Giang chiều ngày 1/11/2022. Đoàn gồm 40 đại biểu đại diện cho 1.983 Người có uy tín của tỉnh Hà Giang.

Báo cáo với Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh về một số kết quả thực hiện chính sách dân tộc và chính sách đối với Người có uy tín, ông Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Tổ quốc, toàn tỉnh có trên 87 vạn người, với 19 dân tộc cùng sinh sống,  dân tọc thiểu số chiếm 87,67%. Toàn tỉnh có 9 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có 5 dân tộc có khó khăn đặc thù gồm: Lô Lô, Pà Thẻn, Cờ Lao; Bố Y; Pu Péo.

Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Trung ương, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh; bằng uy tín, trách nhiệm của mình, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh luôn gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động bà con nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; tham gia các phong trào thi đua, phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ NCUT của tỉnh có nhiều đóng góp trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh trung bình mỗi năm là 3,75%; có 47 xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Kinh tế - xã hội vùng đồng bào  dân tọc thiểu số và miền núi của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, qua đó giúp đời sống đồng bào được nâng cao, có nhiều khởi sắc. Đến nay, 100% số xã có đường ô tô cứng hóa đến trung tâm xã; 100% các thôn, bản có đường đi được xe cơ giới đến trung tâm; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 46,67%; …

Hiện nay, tỉnh Hà Giang có 1.983 Người có uy tín, thực hiện chính sách đối với Người có uy tín, hằng năm, tỉnh đều tổ chức các chuyến đi tham quan học tập kinh nghiệm; tổ chức các Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín; tỉnh cũng có chính sách riêng hỗ trợ cho Người có uy tín. Người có uy tín đã tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào, xây dựng và thực hiện nghiêm các quy ước, hương ước của thôn bản đề ra, triển khai thực hiện xoá bỏ hủ tục lạc hậu, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

“Người uy tín trên địa bàn tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng –an ninh ở địa phương; là cầu nối gắn kết giữa Đảng, chính quyền và nhân dân; góp phần tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, đồng chí Hoàng Gia Long khẳng định.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh tặng quà cho các đại biểu người có uy tín tỉnh Hà Giang. 

Phát biểu tại buổi gặp mặt, các đại biểu cho biết, mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, song vùng đồng bào  dân tộc thiểu số của tỉnh Hà Giang vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế về điều kiện kinh tế, địa hình, giao thông, trình độ dân trí không đồng đều, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu.

Các đại biểu mong muốn Ủy ban Dân tộc quan tâm hơn nữa tới đời sống đồng bào các  dân tộc thiểu số của Hà Giang; tăng cường các chế độ chính sách đối với Người có uy tín; có chiến lược phát triển kinh tế, giúp ổn định sản xuất cho bà con các dân tộc.

Chia sẻ với những khó khăn của vùng đồng bào  dân tộc thiểu số của Hà Giang và ghi nhận những đề xuất của các đại biểu, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh cho biết, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào  dân tộc thiểu số và miền núi đang được triển khai tại các các tỉnh, thành vùng đồng bào  dân tộc thiểu số và miền núi trong cả nước, với 10 dự án thành phần sẽ góp phần thay đổi đời sống của đồng bào ngày một tốt đẹp hơn.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh mong muốn đội ngũ Người có uy tín tỉnh Hà Giang luôn tin tưởng, tiếp tục ủng hộ và thực thi có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động tại vùng đồng bào  dân tộc thiểu số; là cầu nối tích cực giữa Đảng, chính quyền với người dân, xứng đáng với lòng tin yêu của người dân và sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân; là tấm gương sáng, tiên phong, hướng dẫn bà con đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào và phản ánh kịp thời đến cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng; tham gia ngăn ngừa, hòa giải cơ sở; tích cực tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến đồng bào các dân tộc, từ đó phá tan âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.

Nhân dịp này, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh đã tặng quà và chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu.

PV

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản