Tin mới

Nguồn vốn giúp thoát nghèo hiệu quả

(Mặt trận) -Thời gian qua, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc (ĐBDT) tỉnh Đắk Nông được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Nhờ đó, nhiều gia đình có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

Hỗ trợ rất lớn trong sản xuất

Năm 2021, gia đình ông Phạm Văn Điền, thôn Thuận Lợi, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) được Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) cho vay 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất. Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, cùng với đó là giá phân bón, xăng dầu tăng cao, theo ông Điền, số vốn được vay hỗ trợ rất lớn trong việc tái sản xuất của gia đình.

Từ số vốn này, ông Điền đã đầu tư trồng cà chua, bắp cải. Sau hơn một năm, nguồn vốn phát huy hiệu quả, gia đình ông Điền đã cải thiện được thu nhập và tiếp tục đầu tư, mở rộng diện tích sản xuất.

“Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, giá bán ổn định, ngay vụ sản xuất đầu tiên, chúng tôi thu về khoảng 70 triệu đồng. Điều khiến nông dân chúng tôi cảm thấy yên tâm nhất đó là lãi suất vay vốn thấp, thời gian trả nợ lâu nên người dân dễ quay vòng, đầu tư tiếp tục mở rộng sản xuất”, ông Điền nói.

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội giúp người dân có sinh kế, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo 

Tương tự, tại huyện Đắk Glong - một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc (ĐBDT) lớn của tỉnh Đắk Nông. Trong những năm qua, thông qua NHCSXH, hàng ngàn hộ dân của huyện được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, từ đó tiếp sức cho người dân trên địa bàn phát triển kinh tế.

Theo thống kê, đến năm 2022, có hơn 9.000 hộ dân của huyện Đắk Glong được vay vốn ưu đãi với tổng dư nợ gần 530 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ đối với ĐBDT chiếm khoảng 300 tỷ đồng.

Chị H’Ngao ở xã Quảng Khê (Đắk Glong) cho biết, thông qua nguồn vốn vay, gia đình đã đầu tư để phát triển mô hình chăn nuôi và chăm sóc vườn cây công nghiệp, nhờ đó mà nâng cao được thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chị H’Ngao nói: “Được vay vốn từ NHCSXH, gia đình không phải đi vay nặng lãi hoặc vay ngân hàng thương mại với lãi suất cao hơn để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế. Chúng tôi rất vui vì là một trong những đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn này”.

"Đòn bẩy" thoát nghèo

Không riêng ông Điền, huyện Đắk Glong, với đặc điểm là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong những năm qua, việc ưu tiên nguồn vốn để người nghèo, ĐBDT có “đòn bẩy”, cơ hội thoát nghèo, nâng cao đời sống được Chi nhánh NHCSXH tỉnh đặc biệt quan tâm.

Theo đó, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người dân ở khu vực ĐBDT tiếp cận vốn vay ưu đãi lãi suất đã được đẩy mạnh. Đặc biệt, khi người vay vốn là ĐBDT, cán bộ ngân hàng sẽ phối hợp với địa phương hướng dẫn cách sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả nhất.

Theo báo cáo của Sở LĐTB-XH, thời gian qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể triển khai cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo và hộ cận nghèo. Doanh số cho vay trong năm 2021 đạt 3.144 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9% so với dư nợ năm 2020, với gần 87.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ chính sách khác còn dư nợ.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, NHCSXH giải ngân cho gần 2.700 hộ nghèo vay số tiền 148 tỷ đồng; 2.112 lượt hộ cận nghèo vay số tiền 134 tỷ đồng. Chương trình đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Thanh Hằng

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản