Tin mới

Niềm tin và lá phiếu

(Mặt trận) -Mối quan hệ giữa đại biểu dân cử và cử tri được duy trì bằng niềm tin. Cử tri tin tưởng gửi gắm tâm tư, nguyện vọng vào người đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực nhà nước. Đại biểu dân cử có trách nhiệm thực hiện lời hứa khi vận động tranh cử với cử tri.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

Theo công bố của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, cả nước có 187 ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XV là người dân tộc thiểu số. Đây là cơ sở để gia tăng cơ hội cho cử tri lựa chọn những đại biểu xứng đáng với niềm tin của họ để bầu vào Quốc hội khóa mới.

 Bằng lá phiếu bầu, cử tri DTTS đặt trọn niềm tin vào những đại biểu xứng đáng

Thể hiện quyền bình đẳng về chính trị

Khoản 2, Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đến kỳ Quốc hội khóa XIV, 49/53 dân tộc thiểu số (DTTS) nước ta đã có đại biểu tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở Trung ương.

Số lượng đại biểu Quốc hội người DTTS liên tục tăng qua các khóa. Khóa I năm 1946, có 34 đại biểu người DTTS trong tổng số 333 đại biểu trúng cử, chiếm tỷ lệ 10,2%.

Quốc hội khóa II có 56 đại biểu người DTTS; Khóa III có 60 đại biểu… Đến khóa XIV có 86 đại biểu là người DTTS, chiếm tỷ lệ 17,3%. Từ khóa I đến khóa XIV, đã có 49/53 DTTS có đại biểu tham gia Quốc hội.

Số lượng người DTTS tham gia bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị đại diện cho nhân dân ngày càng tăng đã khẳng định quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc đa số luôn được coi trọng và đảm bảo thực hiện hiệu quả ở nước ta.

Theo đồng chí Leo Thị Lịch, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đánh giá, việc các DTTS có đại diện là đại biểu Quốc hội đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mang tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào đến với Quốc hội, Chính phủ.

Thực tế, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội người DTTS đã tích cực đóng góp ý kiến và cùng với các đại biểu khác biểu quyết thông qua Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030. Đây là sự kiện lịch sử, vì từ trước đến nay chưa có đề án nào mang tính toàn diện như thế để thúc đẩy phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Nhờ có đại diện trong bộ máy nhà nước, tâm tư, nguyện vọng của cử tri DTTS đã có cơ hội được bày tỏ tại Quốc hội, được Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua, làm căn cứ để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống chính sách dân tộc bao phủ toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, từ năm 2003 - 2020, Nhà nước đã bố trí ngân sách để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, giai đoạn 2003 - 2008, khoảng 250.000 tỷ đồng; giai đoạn 2011 - 2015, khoảng 690.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 998.000 tỷ đồng. Nguồn lực đầu tư đó được tập trung vào xây dựng hàng vạn công trình kết cấu hạ tầng; hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho DTTS rất ít người; hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất... cho hàng trăm nghìn hộ đồng bào các DTTS. G

iai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt bình quân 7% và tăng dần hàng năm, cao hơn bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; bước đầu hình thành vùng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa; hộ nghèo ở các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm nhanh. Cơ bản giải quyết được những vấn đề nổi cộm về di cư tự do, hoạt động tôn giáo trái pháp luật, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định trật tự vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cùng với kinh tế được cải thiện, các vấn đề xã hội bức thiết từng bước được giải quyết; công tác bảo tồn văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS được đặc biệt quan tâm.

Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS và miền núi đã góp phần  tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; củng cố niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.

 Niềm tin và lá phiếu bầu

Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV quy định số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV đặt mục tiêu đảm bảo tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người DTTS.

 Theo Nghị quyết 559/NQ-HĐBCQG của Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố danh sách 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV có tới 187 ứng viên là người DTTS, chiếm 21,5%, cao hơn mục tiêu tối thiểu tới 3,5%. Một số địa phương có tỷ lệ người DTTS ứng cử cao là Lạng Sơn, Lai Châu: 100%; Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Kon Tum, Yên Bái: 87,5%. Kết quả này thể hiện các cấp ủy, các tổ chức đảng đã quán triệt và thực hiện tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ theo yêu cầu tại Chỉ thị 45/CT-TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

 Mối quan hệ giữa đại biểu dân cử và cử tri được duy trì bằng niềm tin. Cử tri tin tưởng gửi gắm tâm tư, nguyện vọng vào người đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực nhà nước. Đại biểu dân cử có trách nhiệm thực hiện lời hứa khi vận động tranh cử với cử tri. Các đại biểu Quốc hội người DTTS những khóa trước đã hoàn thành rất tốt trọng trách của mình, đáp ứng niềm tin được cử tri gửi gắm.

Vì thế, vào ngày 23/5/2021, cử tri cả nước nói chung, cử tri DTTS nói riêng bằng lá phiếu của mình, tiếp tục đặt trọn niềm tin vào những đại biểu xứng đáng. Cử tri kỳ vọng và tin tưởng, các đại biểu trúng cử sẽ phát huy ảnh hưởng tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở Trung ương, cùng Quốc hội đưa ra những quyết sách thực hiện hiệu quả các Nghị quyết 88, Nghị quyết 120 của Quốc hội khóa XIV về Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tạo cơ hội để vùng DTTS và miền núi phát triển đi lên cùng đất nước./. 

Phương Liên

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản