Tin mới

Nước sạch cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ở Phú Thọ

(Mặt trận) -Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh Phú Thọ đã huy động tổng hợp các nguồn lực thực hiện có hiệu quả Dự án 1 Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đồng thời, chỉ đạo đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình cung cấp nước sạch tập trung, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh của người dân; tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức người dân khu vực nông thôn, miền núi về sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở tỉnh Thái Nguyên

Đồng chí Hà Thế Anh - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Sơn cho biết: “Đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt của đồng bào, huyện chỉ đạo tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các công trình nước sạch; thông tin, hỗ trợ các hộ nghèo, gia đình khó khăn được tiếp cận, vay vốn ưu đãi từ chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, 30.000 hộ dân tại 22 xã trên địa bàn huyện đã tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh, đạt tỉ lệ gần 96%”.

 Trẻ em xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn sử dụng nguồn nước sạch.

Tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng mạng lưới để đồng bào DTTS, miền núi được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỉnh đã chỉ đạo Ban Dân tộc triển khai các nội dung hỗ trợ của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thực hiện dự án, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, nước sinh hoạt tập trung, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, vùng, cộng đồng dân cư. Do đặc thù người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi sinh sống rải rác, theo các nhóm hộ nên việc hỗ trợ nước sinh hoạt theo hình thức phân tán với cách thức như: Đào giếng, mua vật dụng dẫn nước, trữ nước hoặc tùy theo tình hình thực tế, căn cứ nguyện vọng của các đối tượng thụ hưởng có thể hỗ trợ theo nhóm hộ để xây dựng công trình sử dụng chung trên nguyên tắc đã bàn bạc, tự nguyện, thống nhất, đảm bảo hiệu quả, khả thi khi triển khai thực hiện.

Theo đồng chí Nguyễn Khuyến- Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Lập, chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào DTTS, miền núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với huyện, địa bàn tập trung 83% đồng bào DTTS sinh sống. Để đảm bảo sức khỏe cho đồng bào, nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh tại khu vực nông thôn, miền núi, huyện Yên Lập đã triển khai các bước hỗ trợ, hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lập danh sách, làm căn cứ để phê duyệt đối tượng thụ hưởng, phấn đấu đến năm 2025, 96% số hộ đồng bào DTTS trên địa bàn được sử dụng nước sạch.

Trong 2 năm 2022, 2023, toàn tỉnh đã có 1.476 hộ đồng bào DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi, hộ nghèo dân tộc Kinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ về nước sinh hoạt. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các cấp, ngành liên quan phối hợp với địa phương rà soát, đánh giá, tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, hỗ trợ mua sắm vật dụng chứa đựng nước cho đồng bào DTTS. Đồng thời, tăng cường thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động làm thay đổi nhận thức, hành vi của đồng bào DTTS về bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, các công trình cấp nước ở từng khu vực.

T.Đ

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản