Tin mới

Phật giáo vùng Nam bộ - Sự hình thành và phát triển

(Mặt trận) - Ngày 10/1, tại huyện Bình Chánh, TP HCM, Học viện Phật giáo Việt Nam (PGVN) và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM) phối hợp tổ chức Hội thảo “Phật giáo vùng Nam bộ: Sự hình thành và phát triển”.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

 Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN phát biểu khai mạc Hội thảo.

Hội thảo với sự tham dự của 150 học giả, nhà nghiên cứu, cùng hàng ngàn tăng ni, phật tử đến từ nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam; đại biểu Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Đại sứ Sri Lanka, Chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Ủy ban MTTQ Việt Nam.

Hội thảo tập trung thảo luận vào 5 nội dung chính, gồm Phật giáo vùng Nam bộ: Sự hình thành và phát triển; Phật giáo vùng Nam bộ trong thế kỷ XX; Các hệ phái Phật giáo và tôn giáo mới tại vùng Nam bộ; Phật giáo Nam tông tại vùng Nam bộ và Phật giáo các tỉnh, thành phố tại vùng Nam bộ.

Quang cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo vùng Nam Bộ từ buổi đầu hình thành tại vùng đất cho đến ngày nay.

Từ đầu thế kỷ XX, cùng với việc được hình thành rộng khắp ở nhiều địa phương ở Nam bộ, đã đánh dấu sự ra đời của Phật học đường Lưỡng Xuyên (1934 tại Trà Vinh); Phật học đường Phật Quang (1946 tại Vĩnh Long); Phật học đường Liên Hải (1948 tại Sài Gòn - TP HCM); Phật học đường Mai Sơn (1948 tại chùa Mai Sơn, TP HCM).

Riêng tại TP HCM từ những năm giữa thế kỷ XX đã hình thành nhiều trung tâm phật học, mà điển hình là các Phật học đường Nam Việt (1950 tại chùa Sùng Đức); Phật học viện Huệ Nghiêm (1965 tại chùa Huệ Nghiêm). Các dấu ấn đậm nét này đã tạo cơ sở để đi đến thành lập Đại học PGVN đầu tiên là Viện đại học Vạn Hạnh (1964). Theo Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, hậu thân của trường đại học này là Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (1984) và đến năm 1997 đã được đổi tên thành Học viện PGVN tại TP HCM.

 

Lịch sử hình thành PGVN ở Nam bộ từ năm 1981 đánh dấu bước ngoặt về giáo dục phật học khi nhiều trường Trung cấp Phật học, Cao đẳng Phật học và Học viện Phật giáo được ra đời và phát triển. Ở cấp đại học và sau đại học, các Học viện PGVN tại Hà Nội, Huế và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại TP Cần Thơ đã giúp PGVN phát triển trở thành tôn giáo có đông tín đồ bậc nhất ở Việt Nam.

Trong đó, Phật giáo vùng Nam bộ có vai trò quan trọng, là nhân tố cấu thành nền tảng văn hóa PGVN, đồng thời tạo nên hệ giá trị và bản sắc văn hóa riêng của vùng đất và con người nơi đây.

Tại Hội thảo, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV TP HCM khẳng định, hội thảo là dịp để PGVN tổng kết thành tựu, rút ra các ý nghĩa, qua đó kế thừa, tiếp nối nguồn mạch của Phật giáo vùng Nam bộ trong bối cảnh xã hội đương đại, theo tinh thần “Phật giáo nhập thế và phát triển”.

“PGVN với tư tưởng nhập thế “Hộ quốc An dân” luôn đồng hành cùng vận mệnh của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử. Trong suốt hành trình đó, Phật giáo vùng Nam Bộ có thể được xem là một điểm nhấn quan trọng không chỉ trong công tác Phật sự mà còn góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng đất nước…, tạo nên một sắc thái riêng trong tổng thể văn hóa PGVN”, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan nhấn mạnh.

 

Phát biểu tại Hội thảo, Trưởng lão Hòa thường Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN nhấn mạnh vào 6 luận điểm chính mà Hội thảo hướng tới, gồm việc rút ra phương pháp nghiên cứu các trường phái Phật giáo, Giáo phái Phật giáo vùng Nam bộ là tiền đề phát sanh các tôn giáo mới; về phong trào Phật giáo dấn thân; các đặc điểm của Phật giáo vùng Nam bộ thông qua các đặc trưng về tính dân tộc, tính quần chúng, tính hội nhập, tính thế tục hóa, tính toàn cầu hóa,….

Với triết lý sâu sắc về từ bi, hỷ, xả, giáo hóa con người sống và làm việc thiện, bao dung, độ lượng, các tham luận tại Hội thảo đã làm rõ vai trò của PGVN nói chung và Phật giáo vùng Nam bộ nói riêng, như một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh, tinh thần của người Việt trong suốt tiến trình lịch sử khai phá, hình thành, dựng nước và giữ nước.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản