Tin mới

Phát huy vai trò của người có uy tín thực hiện công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Những năm qua, xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, qua đó, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường của bà con trong việc chung tay giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng, tích cực tham gia xây dựng cuộc sống mới. Nhờ vậy, số hộ nghèo giảm rõ rệt qua từng năm, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc Khmer không ngừng khởi sắc.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

 Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên dương, khen thưởng (ảnh chụp trước khi dịch bệnh bùng phát).

Có thể nói, một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, ngoài chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình, dự án, nghị quyết, kế hoạch của Huyện ủy, UBND huyện, công tác truyền thông cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả truyền thông, ngoài đội ngũ chuyên nghiệp, huyện Long Phú còn tích cực phát huy vai trò người có uy tín.

Đồng chí Thạch Hoàng Tha - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Long Phú cho biết: “Để nâng cao chất lượng thông tin và xây dựng mạng lưới rộng khắp gắn với tuyên truyền giảm nghèo đa chiều theo chiều sâu; kịp thời nắm bắt, xử lý các thông tin nóng và thông tin “nhạy cảm” ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, Phòng Dân tộc kết hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông ở địa phương tích cực khai thác và phát huy tốt vai trò của các cộng tác viên, đặc biệt là những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer như: trụ trì các chùa Khmer, các vị a cha và người có uy tín trong cộng đồng… Cùng với đó, Phòng Dân tộc làm tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên tổ chức họp mặt, có chính sách hỗ trợ, tổ chức tập huấn nghiệp vụ và trang bị những kiến thức cần thiết cho đội ngũ cộng tác viên "đặc biệt" này. Qua đó, xây dựng nên một đội ngũ cộng tác viên đắc lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Những năm trước đây, số hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Long Phú luôn ở mức cao, do đồng bào thiếu tư liệu, thiếu thông tin, ít tiếp cận và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, cũng như kinh ghiệm trong canh tác, sản xuất, nuôi trồng… Những năm gần đây, do thường xuyên được tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong sản xuất cũng như đời sống, nên số hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào giảm xuống qua từng năm. Tính đến cuối năm 2020, huyện Long Phú giảm chỉ còn hơn 300/7.925 hộ nghèo đồng bào Khmer, chiếm tỷ lệ 3,90%; hộ cận nghèo còn 458 hộ, chiếm tỷ lệ 5,78%. Ngoài đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo dân tộc thiểu số, huyện còn bổ sung thêm hộ mới thoát nghèo vào đối tượng được hưởng chính sách, giúp họ giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau, các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, trợ giúp pháp lý, vay vốn đầu tư sản xuất, đào tạo nghề … cũng được huyện triển khai kịp thời và có hiệu quả.

Nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, nhất là sự tích cực tham gia và phát huy tốt vai trò của người có uy tín, vùng đồng bào dân tộc Khmer huyện Long Phú đã có bước phát triển mới, đời sống của bà con đã được nâng lên rõ rệt. Do đó, đồng bào Khmer luôn đoàn kết một lòng cùng các dân tộc anh em như cây một cội, như con một nhà, một lòng sắt son theo Đảng, cùng nhau thống nhất ý chí và hành động, vun đắp tinh thần đại đoàn kết “trường tồn, nở hoa, kết trái”, hiện thực hóa khát vọng xây dựng quê hương đất nước ngày càng phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

C.T

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản