Tin mới

Phát huy vai trò người uy tín trong phòng, chống dịch Covid-19

(Mặt trận) -Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực triển khai nhiều hoạt động phòng, chống dịch nhất là phát huy vai trò của các già làng, người uy tín.

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở Hàm Yên

Lâm Đồng: Hỗ trợ sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

MTTQ các cấp tỉnh Lào Cai giám sát để nâng cao hiệu quả các chính sách dân tộc

Thời gian gần đây, mỗi khi ra đường, bà Đinh Thị Ương, ở xã Sơn Màu (Sơn Tây) đã quen với việc đeo khẩu trang để phòng, chống dịch Covid-19. Không những vậy, bà Ương cũng ý thức được việc hạn chế đến nơi đông người, sử dụng nước sát khuẩn... Còn anh Hồ Văn Thanh, ở thị trấn Di Lăng (Sơn Hà) cho biết: “Thành viên Tổ Covid-19 cộng đồng thôn đến tận nhà tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng, chống dịch. Nhờ vậy, tôi ý thức được việc chủ động phòng, chống dịch bệnh cho bản thân và gia đình”. 

 Già làng Trần Đình Yêm (bên trái), ở thôn Nước Bung, thị trấn Di Lăng (Sơn Hà) tuyên truyền cho người dân phòng, chống dịch Covid-19.

Để có được những thay đổi tích cực như vậy, phần lớn là nhờ sự tham gia tuyên truyền của các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi. Dù đã ngoài 70 tuổi, nhưng già làng Trần Đình Yêm vẫn xung phong tham gia Tổ Covid-19 cộng đồng của thôn Nước Bung, thị trấn Di Lăng. Khi đi tuyên truyền, ông Yêm thường cầm theo xấp giấy có in nội dung như 5K là gì?. Tại sao phải đeo khẩu trang?... Ông Yêm đến từng nhà, rồi phát cho mỗi gia đình một tờ giấy như trên và không quên hỏi thăm sức khỏe của từng người. “Tôi thực hiện công tác phòng, chống dịch ngay từ trong gia đình, sau đó là đến cộng đồng, làng xóm. Tuyên truyền người dân thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các văn bản của huyện, xã”, ông Yêm nói.

Với anh Đinh Văn Trị, người có uy tín ở thôn Hà Lên, xã Sơn Màu (Sơn Tây), thì việc tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh đã trở thành trách nhiệm. Đi đến đâu, anh Trị cũng vận động, hướng dẫn mọi người đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay với xà phòng để phòng dịch bệnh. Anh Trị còn thường xuyên theo dõi, kiểm soát khi có người lạ ra, vào thôn; nhắc nhở mọi người hạn chế ra ngoài, nếu không có việc cần thiết. “Nếu xảy ra dịch bệnh ở thôn, thì không chỉ khổ cho một nhà mà cả thôn, cả xã đều bị ảnh hưởng. Do vậy, chúng tôi luôn nhắc nhở nhau phải ý thức, giữ gìn cho cả cộng đồng”, anh Trị tâm sự.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, số người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh là 306 người. Nhiều người có uy tín đã tham gia các Tổ Covid-19 cộng đồng, tham gia giám sát những trường hợp cách ly tại nhà, quan tâm, nhắc nhở những người trở về từ vùng dịch, hoặc có tiếp xúc với F1, F2 đến khai báo y tế... Đơn cử như tại huyện Sơn Hà, hiện có 100 người có uy tín tham gia tuyên truyền phòng, chống dịch tại thôn, khu dân cư tham gia Tổ Covid-19 cộng đồng. Nhờ người có uy tín, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của từng xã, thị trấn ở các huyện miền núi được thực hiện hiệu quả hơn, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

PV

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản