Tin mới

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS & MN: Thay đổi từ vùng đồng bào dân tộc Chăm

(Mặt trận) -100% hộ đồng bào dân tộc Chăm đã được sử dụng điện lưới; hơn 98% hộ có nguồn nước hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ vay vốn chính sách ưu đãi ngày càng tăng…

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

 Măng tây xanh đem lại nguồn thu đáng kể, nâng cao đời sống đồng bào Chăm địa phương

Với phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”, các chức sắc, giáo cả luôn tuyên truyền cho tín đồ về tinh thần yêu nước, đoàn kết gắn bó, đồng hành với dân tộc, thực hiện đúng giáo lý của Islam gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hơn thế, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện đưa tiếng nói và chữ viết Chăm vào chương trình dạy song ngữ của trường tiểu học, giúp con em đồng bào Chăm được học tiếng và chữ viết của dân tộc mình.

Về phát triển kinh tế, hiện nay, 100% ấp, xã vùng dân tộc Chăm có điện lưới quốc gia; trên 98% hộ có nguồn nước sạch sinh hoạt. Đường giao thông nông thôn được nhựa hóa, nhiều xã có nhà văn hóa, trạm phát thanh phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Đời sống của bà con được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người được nâng cao.

Ghi nhận tại Ninh Thuận - tỉnh có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống đông nhất cả nước cho thấy những tín hiệu vui: 100% xã vùng đồng bào dân tộc Chăm của tỉnh có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% hộ được sử dụng điện, có trạm y tế, có nhà văn hóa xã, 100% thôn, khu phố vùng đồng bào Chăm có trường mẫu giáo tiểu học…

Những năm qua, nhiều bà con nông dân ở đây đã thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây măng tây xanh, áp dụng mô hình canh tác VietGAP, đem lại thu nhập khoảng trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Là huyện có đông đồng bào dân tộc Chăm của tỉnh Ninh Thuận, Ninh Phước đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, bộ mặt nông thôn mới thêm khởi sắc, trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo ông Bạch Văn Nguyên - Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước, nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên nhiều loài cây kinh tế chủ lực như nho, táo, măng tây xanh đem lại nguồn thu đáng kể, nâng cao đời sống đồng bào Chăm địa phương, diện mạo nông thôn mới ngày càng phát triển bền vững.

Mục tiêu huyện Ninh Phước phấn đấu năm 2023: Nâng thu nhập bình quân đầu người lên 71,43 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,48%; chăm lo nâng cao chất lượng cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện...

Chú trọng bảo tồn văn hóa

Đi dọc duyên hải miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận, đâu đâu cũng gặp những dấu tích văn hóa của người Chăm đã và đang được bảo tồn. Đó là những ngọn tháp rêu phong cổ kính, như: Lâm Ấp cổ thành tại Quảng Bình; tháp Bạc, tháp Bình Lâm, tháp Cánh Tiên và thành Chà Bàn, tháp Thủ Thiện, tháp Hưng Thạnh tại Bình Định; tháp Nhạn tại Phú Yên; tháp Ppo Nagar tại Khánh Hòa; cụm tháp Hòa Lai, tháp Ppo Klaung Garai và tháp Ppo Rome tại Ninh Thuận; cụm tháp Po Dơm, tháp Phú Hài tại Bình Thuận…

Những thành quả trong lĩnh vực đời sống, văn hóa càng làm cho đồng bào Chăm phấn khởi; góp phần quan trọng vào việc củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ông Bá Bình Yên - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận - chia sẻ, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, chính quyền địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Toàn tỉnh huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư, tạo động lực phát triển nâng cao đời sống vùng đồng bào Chăm ngày càng phát triển nhanh, bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Giai đoạn 2021 – 2030, vùng đồng bào dân tộc Chăm tiếp tục được thụ hưởng các chương trình, dự án đầu tư để phát triển; trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Với nguồn lực đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào, chắc chắn trong tương lai gần, vùng đồng bào dân tộc Chăm tiếp tục đạt được những thành tựu mới, hội nhập cùng sự phát triển của đất nước.

Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số tại thời điểm tháng 4/2019: Đồng bào dân tộc Chăm trong cả nước có 46. 573 hộ, với 178. 948 nhân khẩu; đồng bào cư trú tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

N.P

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản