Tin mới

Sóc Trăng chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Từ khi tái lập tỉnh Sóc Trăng, các cấp ủy đảng đến nay, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị của tỉnh luôn quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện các chương trình, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thông qua việc tổ chức thực hiện chương trình, chính sách dân tộc, hệ thống cơ sở hạ tầng ở các vùng đồng bào dân tộc được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện, qua đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho vùng đông đồng bào Khmer phát triển.

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Nhiều cơ chế, chính sách dành cho đồng bào DTTS

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào DTTS ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dân số toàn tỉnh Sóc Trăng năm 1992 là 1.121.828 người, trong đó, đồng bào DTTS là 389.499 người, chiếm 34,72% dân số, dân tộc Khmer 323.647 người, chiếm 28,85%; dân tộc Hoa 65.403 người, chiếm 5,83%; dân tộc khác 449 người, chiếm 0,04%. Dân số năm 2020 là 1.195.741 người, trong đó DTTS là 423.830 người, chiếm 35,44% dân số, dân tộc Khmer 361.016 người, chiếm 30,19%; dân tộc Hoa 62.386 người, chiếm 5,22% và dân tộc khác 428 người, chiếm tỷ lệ 0,036%. Xác định đời sống của đồng bào Khmer của tỉnh còn nhiều khó khăn so với các khu vực khác do kinh tế chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, buôn bán nhỏ, nhiều hộ dân thiếu vốn và tư liệu sản xuất… tỉnh Sóc Trăng đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào Khmer. Các chương trình, chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của địa phương trên các lĩnh vực đã từng bước mang lại những lợi ích thiết thực, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Khmer.

  Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân người dân tộc Khmer chọn mô hình nuôi bò để thoát nghèo bền vững. Ảnh: K.N

Ngày 31-7-1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 135/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135). Đối với tỉnh Sóc Trăng, Chương trình 135, giai đoạn 2006 - 2010, được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg, ngày 10-1-2006 bao gồm 4 hợp phần: hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng; hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Đến giai đoạn 2011 - 2020, Trung ương đầu tư 621,158 tỉ đồng xây dựng 830 công trình, duy tu bảo dưỡng 207 công trình; hỗ trợ cho 17.520 hộ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo...

Tạo điều kiện để vươn lên phát triển đời sống

Chương trình 135 cũng là một trong những nguồn lực quan trọng để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, gắn kết chặt chẽ, góp phần thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Việc lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng các công trình hạ tầng, đảm bảo phù hợp, hiệu quả của các công trình tại địa phương. Để đẩy nhanh tiến độ các chương trình, kịp thời phục vụ nhu cầu đồng bào, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành và địa phương nghiên cứu, tổ chức lồng ghép các nguồn lực nhằm thực hiện đồng bộ các nội dung của Chương trình 135. Theo đó, các địa phương chủ động thực hiện lồng ghép Chương trình 135 với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, các hạng mục công trình hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào sử dụng, nhất là công trình giao thông nông thôn. Hiện nay, tỉnh có 102 tuyến đường huyện, đường ôtô đã đến được trung tâm của 109/109 xã, phường, thị trấn kết nối được với các tuyến quốc lộ, đường tỉnh… thuận lợi trong đi lại, vận chuyển hàng. Hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các xã, ấp đặc biệt khó khăn, có nhiều mô hình sản xuất được nhân rộng hiệu quả và lồng ghép với các chính sách an sinh xã hội khác như hỗ trợ vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội, vốn xây dựng nông thôn mới, vốn đào tạo nghề nông thôn… đã tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn có vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 2 - 2,5%, riêng DTTS giảm hàng năm từ 2,5 - 3,5%.

Trong những ngày tháng 4 lịch sử này, chúng tôi có dịp trở lại Tham Đôn, mới cảm nhận hết được sự đổi thay nơi đây. Xã Tham Đôn là một trong những xã có đông đồng bào Khmer của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), chiếm trên 73% dân số toàn xã. Thời gian qua, ngoài thực hiện các chính sách của Nhà nước trong việc nâng cao đời sống người dân, xã Tham Đôn còn tranh thủ mọi nguồn lực để hỗ trợ đồng bào DTTS. Từ những chính sách của Trung ương, địa phương, hệ thống cơ sở hạ tầng ở các vùng đồng bào DTTS được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện, đã tạo điều kiện cho đồng bào DTTS nơi đây phát triển kinh tế gia đình, vươn lên khá giả.

Trò chuyện với chúng tôi, chú Sơn Kiên, ngụ ấp Bưng Chụm, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên chia sẻ: “Thời gian qua, Đảng, Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp để phát triển sản xuất. Những hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ nhà ở; kéo điện, nước cho người dân sử dụng; con em đồng bào dân tộc đến trường được miễn học phí; hộ dân tộc được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, được khám, chữa bệnh miễn phí. Lộ giao thông nối liền các ấp, đi lại rất thuận tiện, giao thương hàng hóa dễ dàng hơn. Nếu so với trước, đời sống người dân tộc Khmer ở xã Tham Đôn đã thay đổi rất nhiều”.

Đồng chí Lâm Sách - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Đến nay, vùng đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Trong thời gian tới, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 có trọng tâm, trọng điểm, gắn chặt với việc lồng ghép các nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác; tập trung ưu tiên đầu tư cho các xã, ấp đặc biệt khó khăn, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, liên vùng phục vụ sản xuất và đời sống trong vùng đồng bào DTTS như: giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở vật chất giáo dục, y tế, văn hóa...”.

Các chính sách đầu tư đã có tác động lớn, làm thay đổi cơ bản diện mạo vùng nông thôn sâu còn nhiều khó khăn của đồng bào DTTS. Đời sống vật chất, tinh thần đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ngày càng được cải thiện; trình độ dân trí người Khmer ngày càng được nâng lên rõ rệt và đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp người dân thoát nghèo.

K.N

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản