Tin mới

Sóc Trăng: Niềm tin về chính sách dân tộc giai đoạn mới

(Mặt trận) -Là tỉnh có đồng bào DTTS sinh sống đông nhất khu vực Tây Nam Bộ, Sóc Trăng xác định việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ lâu dài và liên tục, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống thu nhập của người dân vùng DTTS, so với bình quân chung của tỉnh. Đặc biệt, giai đoạn mới sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội trong vùng đồng bào DTTS.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Yên thăm các tổ chức Công giáo, Tin Lành nhân lễ Phục sinh 2024

Ủy ban MTTQ Tây Ninh thăm, chúc mừng lễ Phục sinh 2024

Quảng Ngãi: Thăm, chúc mừng các tổ chức, chức sắc nhân dịp lễ Phục sinh 2024

 Chính sách dân tộc góp phần thúc đẩy sản xuất trong vùng đồng bào DTTS

 Triển khai hiệu quả các nguồn lực chính sách

Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng với việc tập trung triển khai thực hiện hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc, đã mang lại kết quả thiết thực, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống và sản xuất của đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu vùng xa; giúp đồng bào DTTS có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Chỉ tính riêng kinh phí thực hiện Chương tình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh là 605 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương là 478 tỷ đồng; ngân sách tỉnh và huy động từ các nguồn khác là 127 tỷ đồng.

Theo đó, tính đến cuối năm 2021, theo tiêu chí mới, toàn tỉnh còn 22.120 hộ nghèo, tỷ lệ 6,64% ( hộ DTTS 10.412 hộ, chiếm 47,07%); 29.403 hộ cận nghèo, tỷ lệ 8,83% (DTTS 12.067 hộ, chiếm 41,04%).

Ngoài ra, Tỉnh cũng quan tâm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, người nghèo, người DTTS. Trong dịp Tết Tân Sửu 2021 vừa qua, Sóc Trăng có gần 100.300 gia đình chính sách xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người neo đơn… được thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ Tết với tổng giá trị lên đến hơn 37,73 tỷ đồng, giúp mọi gia đình đều được vui Xuân, có Tết.

Ghi nhận tại huyện Trần Đề, nơi có trên 50% đồng bào Khmer sinh sống, cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện, giao thông nông thôn được nối liền từ ấp đến xã, từ xã đến huyện. Đặc biệt, địa phương rất chú trọng thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho đồng bào DTTS như: Cấp BHYT khám, chữa bệnh; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; nhà ở; vốn sản xuất…Nhờ đó, nhiều hộ  tích cực tham gia vào các phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, vươn lên thoát nghèo, đời sống của đồng bào từng bước được nâng lên.

Là một trong những hộ được hưởng lợi từ những chính sách của Nhà nước, gia đình ông Lâm Sên ở ấp Đại Nôn, xã Liêu Tú, đã được hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng nhà ở kiên cố, thay cho căn nhà dột nát trước đây. Phấn khởi trước sự hỗ trợ thiết thực này, ông Lâm Sên chia sẻ: “Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, gia đình chúng tôi đã góp thêm 22 triệu đồng xây căn nhà mới để không còn chịu cảnh nhà dột, cột xiêu như trước nữa. Có nhà mới gia đình cũng ăn tâm làm ăn hơn”.

Cũng được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đã giúp gia đình ông Trần Danh ở xã Liêu Tú vượt khó vươn lên thoát nghèo. Ông Danh bộc bạch: “Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và MTTQ các cấp mà thời gian qua, gia đình tôi được hỗ trợ nhà ở kiên cố. Gia đình còn được hỗ trợ bò giống, hiện nay 2 con bò cái đang có chửa. Sắp tới đàn bò của gia đình tôi sẽ có thêm 2 con bê nữa. Có tài sản này, gia đình an tâm không lo thiếu ăn nữa”.

Chú trọng công tác an sinh

Thạnh Trị là huyện nằm xa trung tâm tỉnh Sóc Trăng, cũng là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm gần 34%). Đời sống đồng bào chủ yếu dựa vào trồng lúa, trồng màu, chăn nuôi… Nhờ thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc đời sống đồng bào tại các phum sóc hôm nay đã khởi sắc hơn rất nhiều, mỗi năm có thêm nhiều hộ đồng bào DTTS điển hình trong sản xuất giỏi. 

 Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ chăn nuôi, gia đình bà Lý Thị Thiên Hương, ở ấp Trung Hòa, xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị đã có cuộc sống ổn định

Minh chứng như gia đình chị Nguyễn Thị Pha Ly ở ấp số 8, thị trấn Hưng Lợi kể, gia đình chị được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân để mua trâu và được Nhà nước hỗ trợ 1 con bò, giúp gia đình chị có thêm điều kiện để vươn lên thoát nghèo. Từ các nguồn vốn được hỗ trợ, đến nay, chị đã phát triển đàn gia súc của gia đình lên 4 con, gồm 2 con trâu và 2 con bò, trong số đó có 2 con đang trong thời kỳ sinh sản. 

Ông Liêu Trinh Húy, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Thạnh Trị chia sẻ, huyện phấn đấu, đến năm 2025 giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, nhà ở cho hộ nghèo là đồng bào DTTS; phấn đấu hàng năm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào giảm từ 4 - 5%; trường Dân tộc nội trú huyện được xây dựng đạt chuẩn quốc gia; 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện; trên 98% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế. Trên 95% phụ nữ DTTS có thai được khám định kỳ và sinh con ở cơ sở y tế.

Theo bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhằm tăng cường hiệu quả trong thực hiện chính sách, đặc biệt là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 9/7/2021 về lãnh đạo thực hiện Chương trình, trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện giai đoạn I từ năm 2021 - 2025. Kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực, đặc biệt sẽ tập trung giải quyết đất ở cho hơn 1.600 hộ; giải quyết nhà ở cho hơn 1.800 hộ; hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho hơn 1.200 hộ...

"Chúng tôi kỳ vọng, trong giai đoạn tới sẽ có hàng ngàn hộ dân an cư lạc nghiệp từ chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS trong giai đoạn mới', bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết.

M.Ngân - H.Diễm 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản