Tin mới

Sóc Trăng: Phát huy tinh thần đại đoàn kết của đồng bào dân tộc theo tôn giáo trong bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế

(Mặt trận) -Xác định tầm quan trọng của công tác vận động đồng bào tôn giáo là nhiệm vụ trọng tâm góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chương trình của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo.

Bình Phước: Biến Chương trình mục tiêu quốc gia thành động lực mạnh mẽ phát triển KTXH bền vững

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

 Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng- Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng trao đổi tại Hội thảo

Đó là chia sẻ của đồng chí  Lâm Văn Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng tại Hội thảo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Trung ương Đảng khóa IX “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được tổ chức mới đây tại TP Hồ Chí Minh.

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn cho biết: Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc, trong đó dân tộc Khmer 30,18%; người Hoa là 5,2%, dân tộc khác là 0,03%. Toàn tỉnh có 64 tổ chức tôn giáo trực thuộc, 2 cơ sở đào tạo tôn giáo, 301 cơ sở tôn giáo 382 cơ sở tín ngưỡng, 67 cơ sở khác; 21 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung thuộc các hệ phát đạo Tin Lành; 366 chức sắc, 677 chức việc, 2.003 nhà tu hành và 638.949 tín đồ.

Xác định tầm quan trọng của công tác vận động đồng bào tôn giáo là nhiệm vụ trọng tâm góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chương trình của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo.

Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền quan tâm triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình dự án phát triển kinh tế- xã hội; trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững, đặc biệt là các chính sách phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc, và tôn giáo. Lãnh đạo triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng triển khai các chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết, sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng các quy trình sản xuất sạch, an toàn, gắn với bao tiêu, chế biến, xuất khẩu… nâng cao thu nhập cho người dân.

Cấp ủy, chính quyền tập trung hỗ trợ với vùng có đồng bào tôn giáo, nhất là chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, chuyển đổi ngành nghề, cho vay vốn sản xuất, chính sách bảo hiểm y tế… xây cầu, đường, trường học, trạm y tế, nạo vét kênh thủy lợi, xây dựng trùng tu các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống vật chất tinh thần của nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc nói riêng. Kết cấu hạ tầng được đồng bộ, mạng lưới giao thông thông suốt; 100% xã có đường nhựa đến trung tâm; giao thông nông thôn được bê tông hóa, ấp liền ấp; mạng lưới điện nước được hạ thế đến các khu dân cư, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 99%; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng; mạng lưới y tế được đầu tư...

Cùng với đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo theo quy định của pháp luật; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có đồng bào dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được chú trọng…

Đặc biệt, những năm qua, cấp ủy, chính quyền quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu công tác tôn giáo; tăng cường quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí cán bộ là tín đồ tôn giáo ở nơi có đông đồng bào dân tộc tôn giáo nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh.

Đồng chí Lâm Văn Mẫn cho biết, cấp ủy đã quan tâm đến công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số, người theo đạo. 20 năm qua Sóc Trăng đã kết nạp được 1.610 đảng viên là người dân tộc thiểu số, nâng tổng số đảng viên là người dân tộc thiểu số lên 8.180 người, chiếm tỷ lệ 18,25% so với đảng viên Đảng bộ tỉnh; kết nạp được 623 đảng viên là người có đạo, nâng tổng số đảng viên người có đạo lên 2,713 người, chiếm tỷ lệ 6,14% so với đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh. Các cấp ủy tập trung xây dựng mô hình “đảng viên là người dân tộc thiểu số, người có uy tín ở cơ sở”; đây là lực lượng cốt cán, có uy tín làm hạt nhân trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào dân tộc hiểu số; là cầu nối để củng cố xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

 Đường về các phum sóc Khmer Sóc Trăng hôm nay

Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn, cùng với sự quan tâm về tinh thần, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà, lắng nghe những chia sẻ của đồng bào trong các dịp Lễ, Tết; MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, thăm hỏi chức sắc, tạo mối quan hệ gắn bó, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ hành đạo theo phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, tham gia phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Nhờ vậy, những năm qua kinh tế- xã hội của tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những kết quả toàn diện trên các lĩnh vực; tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được quan tâm, đầu tư, ngày càng hoàn thiện…

Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí Lâm Văn Mẫn cũng thẳng thắn nhìn nhận, trong công tác vận động đồng bào theo tôn giáo còn có một số hạn chế. Đó là, một vài nơi chưa chú trọng việc xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực tôn giáo; công tác phát triển đảng viên ở vùng đồng bào có đạo còn hạn chế; đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn...

Từ thực tiễn qua 20 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW khóa IX, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng xác định tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo bước chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quan tâm xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp phát chính đáng của nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thật sự “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” và “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.

Tiếp tục quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021- 2025; Nghị quyết 04-NQ/TU của tỉnh Sóc Trăng về lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết những người có đạo và những người không có đạo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức lành mạnh của các tôn giáo với những nội dung phù hợp với tình hình hiện nay.

Tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo; cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt côn tác dân vận trong vùng có đồng bào dân tộc, tôn giáo; ưu tiên đầu tư hạ tầng về giao thông, thủy lợi, giáo dục và y tế; Thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cấp ủy, chính quyền tập trung tuyên truyền, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, văn minh; chủ động công tác đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng; quan tâm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo; xây dựng và phát huy tốt vai trò của lực lượng cốt cán, người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào tôn giáo, dân tộc thiểu số…./..

H.M

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản