Tin mới

Tăng cường tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg "về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông".

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

 Bộ đội Đồn biên phòng Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) đến từng gia đình tuyên truyền về cách chống rét cho đàn gia súc tại địa phương.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan báo chí tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.  

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) có vị trí, vai trò quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại không chỉ trong chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây, mà còn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Ðịa bàn miền núi chiếm tới hai phần ba diện tích đất đai của Tổ quốc, với nhiều tiềm năng to lớn về nông lâm nghiệp, về công nghiệp, năng lượng, khoáng sản, về văn hóa, du lịch... Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đồng bào các dân tộc thiểu số luôn có ý thức đoàn kết dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, các dân tộc cư trú trên những địa bàn quan trọng này cũng thường xuyên là mục tiêu lôi kéo, chống phá của các thế lực thù địch.

Nước ta có hơn 4.500 km đường biên giới đất liền với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng bào các dân tộc chính là lực lượng biên phòng nhân dân hỗ trợ đắc lực và bảo đảm cho lực lượng Bộ đội Biên phòng hoàn thành nhiệm vụ. Ðồng bào các dân tộc tại những vùng biên giới chính là tai mắt giúp Bộ đội Biên phòng phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu chống phá của kẻ địch, với các loại tội phạm xuyên quốc gia và các loại tệ nạn xã hội. Ðây chính là nguồn lực lượng to lớn nhân sức mạnh của Bộ đội Biên phòng lên gấp nhiều lần. Điều đó được thể hiện rõ nét trong việc ngăn chặn, xử lý hành vi xuất nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới, góp phần không nhỏ vào việc phòng, chống dịch COVID-19 trong suốt thời gian qua.

Bên cạnh đó, Nhân dân vùng biên cũng là người đùm bọc, nuôi nấng, che chở, động viên, giúp đỡ cho các chiến sĩ biên phòng trong cuộc sống hằng ngày tại những vùng núi rừng hẻo lánh. Xây dựng thành công trận tuyến lòng dân, hình thành thế trận an ninh nhân dân vững chắc là yếu tố quan trọng bảo đảm giữ vững an ninh biên giới, bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 

Từ thực tế cho thấy, vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong xây dựng tiềm lực quốc phòng, phát triển bền vững đất nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, một trong những vấn đề mang tính quy luật, không chỉ có ý nghĩa về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mà quan trọng hơn là bảo đảm đời sống người dân, trực tiếp thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, góp phần to lớn vào việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng quốc gia cường thịnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đây là vấn đề chiến lược, vừa mang tính cơ bản, lâu dài, vừa cấp thiết đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, việc phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc là hết sức quan trọng.

Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 12-5-2021 của Thủ tướng Chính phủ "về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông", trước hết, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, đảm bảo chủ động về mọi mặt, đối phó thắng lợi với mọi tình huống trong cả thời bình và thời chiến.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là trong tổ chức đảng, chính quyền địa phương các cấp, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và MN về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là những chủ trương, chính sách dân tộc, như Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, Nghị quyết 88 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết 120 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030...

Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân nói chung, xây dựng tiềm lực quốc phòng, mà trước hết là xây dựng “thế trận lòng dân” nói riêng ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo TTXVN

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản