Tin mới

Thanh Hóa: Thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông

(Mặt trận) -Đến nay, các hủ tục lạc hậu như: Bắn súng để thông báo có người chết không còn thực hiện nữa, người chết được đưa vào quan tài, không để trong nhà dài ngày và được chôn ở nghĩa địa tập trung… là kết quả thực hiện Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”.

Phát huy vai trò người có uy tín ở xã Trung Sơn

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024

Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang trao 500 phần quà cho đồng bào Khmer

 Tuyên truyền nếp sống văn hóa trong cưới xin, tang lễ với người dân vùng đồng bào dân tộc Mông

Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” theo Quyết định số 2181/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành ngày 25/6/2013. Mục tiêu tổng quát của Đề án là: Tăng cường tập trung công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo ra nhận thức mới cho đồng bào Mông xã Pù Nhi (Mường Lát) nói riêng; đồng bào Mông toàn vùng nói chung về việc thay đổi, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong tập tục tang lễ; góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; củng cố đoàn kết giữa các dân tộc, bảo đảm an ninh quốc phòng, tăng thêm niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước; từ đó tích cực, hăng hái sản xuất, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống… Đến nay, sau 7 năm thực hiện Đề án có thể thấy những kết quả nổi bật như việc cơ bản đã làm thay đổi một tập tục lạc hậu lâu đời của đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa, những hủ tục, nghi lễ lạc hậu trong tang ma đồng bào Mông đã có những chuyển biến tích cực, đa số người Mông đã đồng tình, ủng hộ và quyết tâm cao trong việc thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.

Tính đến hết năm 2020, Đề án với những nội dung nhiệm vụ triển khai đã đạt các mục tiêu như: Có 44/44 bản Mông có hương ước và thực hiện tốt quy ước nếp sống văn hóa trong tang lễ gắn với hương ước (đạt mục tiêu của Đề án). 100% đám tang thực hiện không bắn súng thông báo có người chết. Đã có 380/409 đám tang người dân tộc Mông (đạt 92.9%) thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ theo quy định tại Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL. Có 63/101 người là các trưởng dòng họ, trưởng bản, người có uy tín của đồng bào Mông có văn bản cam kết thực hiện theo đúng nội dung Đề án được duyệt (đạt 62,3% - mục tiêu của Đề án là 100%). Hiện đã có 13/44 bản Mông có nghĩa địa tập trung (đạt 29,5%), có 11/44 bản có đường giao thông từ bản đi ra nghĩa địa thuận lợi cả 4 mùa trong năm theo đúng quy hoạch về xây dựng nông thôn mới…

Ông Mai Xuân Bình – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Giai đoạn 2021 – 2025 sẽ tiếp tục duy trì và kiện toàn hoạt động của Ban vận động nếp sống văn hóa trong tang lễ của vùng đồng bào Mông cấp huyện, cấp xã (tại 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn). Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đảm bảo 100% trưởng dòng họ, trưởng bản, người có uy tín có văn bản cam kết thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ theo đúng quy định; 100% bản có và thực hiện quy ước nếp sống văn hóa trong tang lễ. Đề nghị các sở, ngành, đơn vị có liên quan chỉ đạo theo ngành và lĩnh vực chuyên môn của mình, hướng dẫn UBND các huyện thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung, vùng đồng bào Mông nói riêng theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước… Theo đó, chính quyền các xã có bản người Mông sinh sống, các già làng, trưởng bản, người có uy tín tiếp tục tuyên truyền, vận động và làm gương cho các hộ dân đồng bào Mông tiếp tục thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ theo đúng các quy định, nhằm xóa bỏ các hủ tục, lạc hậu; lựa chọn phát huy, gìn giữ những phong tục, giá trị văn hóa tốt đẹp, lành mạnh trong tang lễ.

Quang Nguyễn

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản