Tin mới

Triển khai hiệu quả các chính sách đầu tư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Trong những tháng đầu năm 2022, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục tập trung triển khai thực hiện tốt các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó tập trung vào chính sách giảm nghèo bền vững, định canh, định cư, chương trình nước sạch nông thôn...

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

 Một phần Dự án bố trí ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn thôn Tôn K’Long A và B tại xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh

Thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về công tác dân tộc, Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I năm 2021-2025; Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo triển khai quyết liệt các chính sách dân tộc phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở ngành, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1 và 2, cho biết: Triển khai Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 9/3/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, hiện nay các đơn vị đang tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả 7 dự án bố trí dân cư vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Dự án bố trí ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn thôn Tôn K’Long A và B (xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh) với tổng mức đầu tư trên 32 tỷ đồng. Đến nay dự án đã hoàn thành 1 phân hiệu trường mẫu giáo; 1 trạm y tế; 1 nhà sinh hoạt cộng đồng; tuyến đường giao thông nhánh 1, một phần các tuyến nhánh 3, 4, 6, 8. Giá trị giải ngân đạt 100%. Dự án sắp xếp, ổn định dân di cư tự do thôn Đạ M’Pô (huyện Đam Rông) có tổng vốn đầu tư trên 84 tỷ đồng với quy mô ổn định tại chỗ và xen ghép cho 200 hộ dân. Hiện đã đầu tư xây dựng phân trường Đạ M’Pô có 4 phòng học, diện tích xây dựng hơn 360 m2; đang tiếp tục xây dựng đuờng giao thông, hệ thống nước sinh hoạt, công tác đền bù giải tỏa và hỗ trợ cho nguời dân vùng dự án. 

Các dự án tái định canh, định cư khác với vốn giải ngân đạt 80 tới 100%, gồm: Dự án ổn định dân di cư tự do thôn Đan Hà, Thống Nhất, Phương Lâm và Tân Lập (huyện Lâm Hà) với quy mô bố trí tại chỗ 429 hộ, tổng mức đầu tư trên 78 tỷ đồng; Dự án bố trí, sắp xếp dân di cư tự do Tiểu khu 179 và khu vực Tây Sơn (xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông) với quy mô bố trí tại chỗ 191 hộ, tổng mức đầu tư dự kiến trên 159 tỷ đồng; Dự án điểm dân cư Đa Nhim, Tiểu khu 97 (huyện Lạc Dương) với tổng mức đầu tư trên 48 tỷ đồng có quy mô ổn định tập trung cho 200 hộ dân; Dự án điểm dân cư K’Nớ 5 (huyện Lạc Dương) với tổng vốn đầu tư đuợc phê duyệt là gần 36 tỷ đồng, quy mô ổn định cho 102 hộ dân. 

Về các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 278 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do các địa phương quản lý, vận hành, có 31 xã đấu nối với 10 nhà máy nước của các công ty cấp nước tại các huyện, thành phố và 3 nhà máy cấp nước do doanh nghiệp đầu tư. Tính đến cuối năm 2021, tỉ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 91,1% (tương đương khoảng 183.833/201.797 hộ). Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nước đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam là 32,47%, tăng 5,08% so với cùng kỳ; tỉ lệ hộ nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh là 91,71% và tỉ lệ hộ nghèo sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam là 16,7% (tương đương 713/4.269 hộ).

Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, khó khăn hiện nay là công tác thu tiền sử dụng nước thực hiện chưa đồng bộ, nhiều công trình không có kinh phí quản lý, vận hành, duy tu, sửa chữa, dẫn đến công trình ngưng hoạt động, hoạt động kém hiệu quả chiếm tỉ lệ 62,23%. Kết quả thực hiện Đề án xã hội hóa, khuyến khích công tác đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung thực hiện chưa hiệu quả, đến nay mới có 3 công trình trên toàn tỉnh được thực hiện.

Theo Ban Dân tộc tỉnh, tính đến cuối năm 2021, có 73/77 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới. Hơn 1.400 hộ dân di cư tự do được bố trí, sắp xếp ổn định với tổng nguồn vốn 515 tỷ đồng, tạo thuận lợi cho các hộ dân được cấp hộ khẩu, đăng ký tạm trú để hưởng các chính sách an sinh xã hội. Hạ tầng đường giao thông, kiên cố hóa trường lớp học, công trình y tế, thiết chế văn hóa, hệ thống cấp nước sinh hoạt, điện chiếu sáng được triển khai đầu tư. Có trên 12 ngàn hộ đồng bào DTTS được hưởng lợi từ chính sách giao khoán quản lý, bảo vệ rừng với diện tích 311.000 ha...

Trong thời gian tới, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các nghị quyết, thông tư liên quan về đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS theo Nghị quyết 16 của Tỉnh ủy. Tại Đề án này, địa phương đặt mục tiêu phấn đấu đạt thu nhập bình quân đầu người từ 84 - 87 triệu đồng, tương ứng 70% thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh. Đến năm 2025, trong vùng đồng bào DTTS giảm 3% tỉ lệ hộ nghèo; 100% trường, lớp học, trạm y tế xây dựng kiên cố; 98% người dân tham gia bảo hiểm y tế...

C.PHONG

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản