Tin mới

Tuyên Quang: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -“Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang đưa ra nhiều giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, MTTQ các cấp trong tỉnh đã thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội với nhiều hoạt động trọng tâm, trọng điểm”, bà Tăng Thị Dương -  Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang khẳng định.

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

 Bà Tăng Thị Dương.

PV: Tuyên Quang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, cách xa các trung tâm kinh tế - thương mại lớn của cả nước. Với đặc thù như vậy, bà đánh giá như thế nào về kết quả mà tỉnh Tuyên Quang đã đạt được trong việc thực hiện công tác dân tộc?

Bà Tăng Thị Dương: Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các ban ngành Trung ương, tỉnh Tuyên Quang đã được quan tâm đầu tư nhiều chương trình, dự án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình “Xây dựng nông thôn mới”, “Giảm nghèo bền vững”… qua đó tạo ra những chuyển biến tích cực ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư và có sự cải thiện rõ rệt, đến nay 90% các thôn, bản thuộc các xã 135 có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% số xã được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% số xã có sóng điện thoại… các lĩnh vực văn hoá - xã hội có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Để các chính sách dân tộc đi vào đời sống, MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện hoạt động giám sát các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi như thế nào, thưa bà?

-Xác định công tác giám sát của MTTQ là một nhiệm vụ quan trọng, thể hiện vị trí, vai trò của MTTQ, ở cấp tỉnh, căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBTƯ MTTQ Việt Nam về định hướng nội dung giám sát, phản biện xã hội hằng năm và căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang đã chủ trì hiệp thương với các tổ chức đoàn thể lựa chọn những nội dung có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân để xây dựng chương trình giám sát, phản biện - xã hội. Kết quả, từ năm 2014 đến nay, MTTQ tỉnh đã chủ trì giám sát được 22 cuộc. Trong đó có nội dung giám sát liên quan đến việc triển khai chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS như: Giám sát việc công khai, minh bạch triển khai xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện, thành phố như Chương trình 134, 135; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang... MTTQ cấp huyện, cấp xã căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, định hướng của MTTQ cấp trên, chủ động xây dựng chương trình giám sát, phản biện - xã hội phù hợp với chức năng và điều kiện thực tiễn tại địa phương.

 Cán bộ MTTQ tỉnh Tuyên Quang tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS tại tỉnh Tuyên Quang còn có khó khăn, hạn chế như thế nào, thưa bà?

-Trong quá trình thực hiện thì nhận thức của một số cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ giám sát của MTTQ Việt Nam còn chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, chưa toàn diện, dẫn đến coi nhẹ công tác giám sát của MTTQ. Bên cạnh đó, kỹ năng, năng lực trình độ cán bộ còn hạn chế nên việc lựa chọn nội dung giám sát còn lúng túng, chưa quan tâm nhiều đến việc giám sát các chính sách vùng đồng bào DTTS. Việc theo dõi thực hiện các kiến nghị sau giám sát chưa được quan tâm, coi trọng. Nhiều công trình, dự án đầu tư tại địa phương vùng đồng bào DTTS có giám sát nhưng cách thức tổ chức thực hiện chưa hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Vậy, từ thực tiễn nêu trên, MTTQ tỉnh Tuyên Quang có giải pháp gì để giám sát có hiệu quả việc triển khai dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thưa bà?

- Trước tiên, với chức năng nhiệm vụ theo luật định, MTTQ các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 để nhân dân được biết, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân khi triển khai các Dự án trên địa bàn.

Mặt khác, MTTQ các cấp cần nắm chắc các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn hằng năm để chủ động xây dựng kế hoạch giám sát hoặc chỉ đạo, hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp lựa chọn nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, tổ chức giám sát ngay từ khi bắt đầu triển khai; tập huấn, kỹ năng giám sát cho đội ngũ cán bộ MTTQ các cấp đặc biệt là cho các đối tượng là thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng ở cơ sở để trang bị kiến thức phục vụ cho nhiệm vụ giám sát. Phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh giám sát các nội dung liên quan đến Dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi đang được triển khai tại các địa phương.

Trân trọng cảm ơn bà!

TUỆ PHƯƠNG (THỰC HIỆN)

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản