Tin mới

Vai trò của các tổ chức tôn giáo trong bảo vệ môi trường ở Thái Bình - những cách làm sáng tạo

(Mặt trận) -Sau 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp số 01 giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Bình và Sở Tài nguyên và Môi trường về phát huy vai trò của các tôn giáo trong tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BÐKH), công tác này đã được Mặt trận các cấp phối hợp với ngành tài nguyên và môi trường cùng các tổ chức tôn giáo, các tổ chức thành viên triển khai thực hiện với nhiều cách làm sáng tạo.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

12 mô hình điểm về bảo vệ môi trường

Ông Phan Văn Thưởng-Phó Chủ tịch Thường trực UB MTTQ VN tỉnh Thái Bình cho biết: Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng.

Cách thức triển khai Chương trình phối hợp khá đồng bộ, bài bản, có nhiều sáng tạo, phù hợp giáo lý, giáo luật của các tôn giáo, cũng như đặc điểm tình hình ở mỗi địa phương. Góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân ở cộng đồng trong công tác BVMT, ứng phó với BÐKH.

 Ông Phan Văn Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ tỉnh Thái Bình trao tặng Bằng khen của UBMTTQ tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình phối hợp.

Theo đó, Thái Bình đã xây dựng được 8 mô hình điểm tại các cơ sở tôn giáo, 3 mô hình điểm tại các trường hạ của đạo Phật về tham gia BVMT. Các mô hình đã phát huy tốt vai trò làm điểm, là hạt nhân, nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động tín đồ các tôn giáo tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH, từng bước nhân rộng trong các cơ sở tôn giáo trong tỉnh.

Nhiều nơi đã có các mô hình hiệu quả, cách làm hay, tiêu biểu như: mô hình “Khu dân cư BVMT, ứng phó với BĐKH”, “Tuyến đường tự quản về BVMT” trong các xã có đông đồng bào đạo Công giáo ở huyện Tiền Hải, huyện Đông Hưng; mô hình “Chủ động trong việc thu gom và xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường; trồng nhiều cây xanh, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp” ở các chùa thuộc huyện Vũ Thư, Thành phố Thái Bình…

Các nội dung của Chương trình phối hợp còn được lồng ghép vào việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, như: "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh", phong trào "Toàn dân tham gia BVMT", phong trào “Chùa cảnh 4 gương mẫu”, “Xứ họ đạo 4 gương mẫu”... đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành và các đoàn thể, sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân cũng như các cộng đồng tôn giáo. Qua đó, hình thành cơ chế hỗ trợ hiệu quả, phát huy nội lực, tự quản trong nhân dân kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, nguồn lực xã hội trong xây dựng môi trường sống xanh-sạch-đẹp.

Nhiều việc làm cụ thể, thiết thực

Để có được kết quả trên, ngay sau khi chương trình được triển khai, từng tôn giáo trên địa bàn đã chủ động đưa nội dung về BVMT, ứng phó với BĐKH vào chương trình hoạt động hàng năm với nhiều việc làm cụ thể, thiết thực.

Theo đó, Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Ban trị sự Hội Phật giáo các huyện, thành phố tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho tăng ni, phật tử về tầm quan trọng của việc BVMT. Tuyên truyền, phổ biến về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BVMT trong các trường hạ, khóa tu của phật tử, các buổi học chính khóa và chương trình sinh hoạt ngoại khóa của tăng ni sinh tại các khóa học. Nhiều chùa còn tổ chức các khóa tu, các buổi hoằng pháp cho phật tử trong đó có nội dung về BVMT.

 Bà con phật tử xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà chỉnh trang đường làng, ngõ xóm

Vào các dịp ngày lễ Vu Lan, Ngày môi trường thế giới các chùa đã tổ chức thả cá, con giống các loại, tại các con sông, hồ, ao, đầm; phát động trồng nhiều cây xanh trong khu vực nhà chùa và nơi công cộng. Trong năm 2019, Ban trị sự Hội Phật giáo tỉnh đã phối hợp với Ban Thường trực UB MTTQ VN tỉnh tổ chức 6 hội nghị truyền thông về vấn đề môi trường tại 6 trường hạ, với trên 1.000 lượt các vị chức sắc, tín đồ, nhân dân tham gia. Nhiều chùa đã tổ chức thành lập các tổ tự quản, các câu lạc bộ thanh thiếu niên phật tử với thông điệp BVMT. Tiêu biểu như: Nhóm thanh niên phật tử tại Chùa Từ Xuyên, chùa Keo, chùa Nguyệt Quang, chùa Quán Âm, chùa Đại Bi…

Với đồng bào giáo dân, Tòa Giám mục Thái Bình đã xây dựng kế hoạch phối hợp tuyên truyền thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý, gắn với BVMT, ứng phó BĐKH. Qua đó, tuyên truyền vận động tín đồ, người dân không sử dụng những vật tư, phương tiện tạo ra những sản phẩm độc hại, không sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường như: khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng không đúng quy định; sử dụng chất cấm, chất kích thích và chất bảo vệ thực vật trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến, dịch vụ gây hại cho con người và môi trường.

Đặc biệt, tại một số giáo xứ, giáo họ, Hội đồng mục vụ đã chủ động phối hợp với các Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư và chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn tới bà con giáo dân xóa bỏ những phong tục, tập quán sinh hoạt không bảo đảm vệ sinh môi trường. Cụ thể, Giáo xứ Hợp Châu (xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải) đã phối hợp với Ban Thường trực UB MTTQ VN tỉnh tổ chức tuyên truyên cho 350 bà con giáo dân về vấn đề môi trường và ứng phó với BĐKH. Giáo xứ Văn Lăng (xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương), giáo xứ An Lập (xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng) tổ chức phát động bà con giáo dân khai thông cống rãnh, ao tù nước bẩn, phát quang bụi rậm, thu gom, tiêu hủy rác thải.

Bên cạnh đó, Hội Thánh Tin Lành Khả Cảnh (huyện Kiến Xương), Hội Thánh Tin Lành TP. Thái Bình cũng thường xuyên kết hợp, lồng ghép trong các giờ lễ để  tuyên truyền, vận động, nhắc nhở tín hữu phải có ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường; quan tâm giữ gìn, bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cộng đồng.

Có thể nói, thông qua chương trình đã khẳng định đường hướng sống “Tốt đời, đẹp đạo” của các tôn giáo, qua đó nhiều mô hình về BVMT trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi nhận thức của đồng bào các tôn giáo trong công tác BVMT, ứng phó với BĐKH.

Nguyễn Giang

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản