Tin mới

Xây dựng nông thôn mới ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Bình Thuận đã đạt được những kết quả tích cực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhiều miền quê vươn mình phát triển. Tuy nhiên, tại những xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc xây dựng NTM vẫn còn một số thách thức.

Phát huy vai trò người có uy tín ở xã Trung Sơn

Khánh Hòa: Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2024

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024

Những thành công ban đầu

Đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận có 65/93 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 69,89% tổng số xã toàn tỉnh và 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện NTM là Phú Quý và Đức Linh. Tuy nhiên, kết quả xây dựng NTM còn chênh lệch giữa vùng đồng bằng và miền núi nhất là những nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống còn gặp nhiều khó khăn do địa hình, nhận thức của một bộ phận người dân chưa cao… khiến xây dựng NTM chậm hơn.

Ảnh minh họa 

Tại huyện Bắc Bình, địa phương có số xã xây dựng NTM nhiều nhất tỉnh gồm 16 xã, có đến 9 xã thuần đồng bào DTTS với 17 dân tộc anh em sinh sống khoảng trên 33.160 hộ. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp ngành, địa phương và người dân đời sống kinh tế, hạ tầng thiết yếu đã có những khởi sắc rõ nét, cuộc sống cải thiện. Huyện Bắc Bình xác định, xây dựng NTM là chương trình trọng tâm và tập trung tất cả các nguồn lực để thực hiện, đặc biệt quan tâm cho các xã vùng đồng bào DTTS, xã khó khăn để nâng dần các tiêu chí. Nhờ vậy, đến thời điểm này toàn huyện đã có 8/16 xã đạt chuẩn NTM. Riêng 9 xã khó khăn đã đạt chuẩn NTM 5 xã, không còn xã dưới 6 tiêu chí. Qua triển khai chương trình xây dựng NTM vùng đồng bào DTTS, lãnh đạo địa phương cho biết: Đời sống bà con còn khó khăn, thu nhập còn thấp nên đóng góp cùng với Nhà nước thực hiện các công trình xây dựng NTM vẫn là khâu yếu, dẫn đến phong trào chưa mạnh. Vì vậy, để tiếp tục duy trì, nâng chuẩn các tiêu chí hoàn thành các xã đạt chuẩn NTM, huyện xác định các giải pháp từng bước vững chắc nhằm tháo gỡ khó khăn từng xã, trong đó tập trung huy động các nguồn vốn, tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội. 

Vẫn còn khó khăn

Để hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, ngoài các chương trình, chính sách hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh Bình Thuận đã ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư vùng đồng bào DTTS. Trong đó phải kể đến chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đầu tư ứng trước… đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần người dân. Cùng với đó là các chính sách tín dụng ưu đãi trực tiếp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn ở vùng DTTS đã được triển khai kịp thời và phát huy hiệu quả, “gỡ khó” cho bà con đầu tư sản xuất. Hộ ông Nguyễn Thanh Dũng, người dân tộc Raglay ở thôn 4, xã Đức Bình (Tánh Linh) nhiều năm là điển hình sản xuất giỏi của xã. Ngoài trồng 3 ha lúa cho năng suất cao, ông còn trồng điều xen ghép cây mì, cây ăn trái và các loại cây ăn trái như mít, chuối mỗi năm cho gia đình nguồn thu nhập khá. Ông Dũng  chia sẻ: “Trước đây gia đình thiếu trước hụt sau vì mấy sào ruộng chỉ làm được 1 vụ. Nhờ được vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất trồng giống lúa mới nên năng suất cao”.

Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, thực trạng khó khăn vùng đồng bào DTTS tỉnh (17 xã thuần) địa bàn cư trú phân tán rộng, trên 50% số hộ sinh sống ở miền núi, điều kiện tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu còn hạn chế. Mặc dù cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ như hệ thống thủy lợi nội đồng, thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất, giao thông. Kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS phát triển còn chậm và chưa đồng đều, vẫn còn một bộ phận đồng bào DTTS còn khó khăn, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn sản xuất, kết quả giảm nghèo thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, có nơi đồng bào còn thiếu đất sản xuất. Đặc biệt hiện nay, những bất lợi thời tiết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của bà con. Một số xã thuần đồng bào DTTS đã đạt chuẩn NTM qua các năm, không giữ vững 19/19 tiêu chí.

Để tiếp tục thúc đẩy các xã khó khăn đẩy mạnh xây dựng NTM, cùng với giải pháp, những quyết sách đột phá là sự nỗ lực địa phương, người dân để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM thời gian tới.

T.Duyên

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản