Tin mới

Cần cơ chế để kiều bào tham gia đàm phán mua vaccine

(Mặt trận) - "Cả nước và đặc biệt là TPHCM đang đối mặt làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19, với sự xuất hiện của biến thể Delta hết sức nguy hiểm. Là doanh nhân kiều bào (DNKB), là người con của Việt Nam, chúng tôi mong muốn cùng chung tay với đất nước trong phòng chống dịch", ông PETER HỒNG, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào tiếp Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hữu nghị Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam

 

Mô hình cơ chế 3 bên

Để thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử cho 75 triệu dân, Việt Nam cố gắng đặt mua 170 triệu liều vaccine. Để có thể tiếp cận được nguồn vaccine trong bối cảnh khan hiếm trên quy mô toàn cầu, hàng trăm cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất vaccine liên tục được Bộ Y tế thực hiện từ giữa năm 2020 đến nay. Chính phủ cũng mở rộng các kênh tìm kiếm, tiếp cận vaccine, cho phép doanh nghiệp (DN) ngoài nhà nước cùng tham gia để có được vaccine nhanh nhất.

Thấu hiểu điều đó nên DNKB mong muốn Chính phủ có thêm cơ chế, tạo điều kiện cho DN, DNKB cùng tham gia tìm kiếm, vận động, đàm phán mua vaccine bằng nguồn tài chính hợp pháp (không sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước và Quỹ vaccine phòng Covid-19). Qua ghi nhận thông tin của các hội viên Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) cho thấy tiềm năng rất lớn trong việc đàm phán mua vaccine với thế mạnh đàm phán của các DN, DNKB. Do vậy, khi có cơ chế của Chính phủ, với sự đồng hành của Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán, lãnh sự quán và sự hỗ trợ của Bộ Y tế sẽ tăng khả năng rất lớn giúp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận các nguồn vaccine. Sự tham gia của 3 bên gồm DN, Nhà nước và hãng dược phẩm cũng là mô hình nhiều quốc gia đang thực hiện. Nếu áp dụng cơ chế này, Việt Nam sẽ đẩy nhanh tốc độ tiếp cận vaccine với quy mô lớn.

Sớm hình thành kênh “vaccine dịch vụ”

Cũng qua ghi nhận cho thấy, nhiều DN tại Việt Nam có nguyện vọng tiêm vaccine cho công nhân, người lao động bằng nguồn kinh phí của chính DN. Từ thực tế đó, rất mong Chính phủ có cơ chế hình thành kênh “vaccine dịch vụ”, phân phối theo nhu cầu của thị trường với sự tham gia đàm phán mua vaccine của DN, DNKB. Theo đó, các DN, DNKB dùng nguồn lực tài chính lớn để mua vaccine, gửi về trong nước theo đầu mối của Chính phủ, Bộ Y tế giao; việc tiêm chủng thực hiện theo quy định của ngành y tế và bộ, ngành liên quan. DNKB cam kết không thu lợi nhuận trong việc kết nối tiếp cận vaccine.

“Vaccine dịch vụ” là luồng bổ sung, phụ giúp Chính phủ đáp ứng nhu cầu nhất định của một bộ phận DN, người dân sẵn sàng chi trả kinh phí tiêm vaccine. Qua đó, giúp Chính phủ càng tập trung nguồn lực vào các đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine theo chương trình của Chính phủ. Với sự cộng hưởng, hỗ trợ của hai chương trình - vaccine chính thức của Chính phủ và “vaccine dịch vụ” - sẽ giúp đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Sự tham gia của “vaccine dịch vụ” không chỉ góp phần đáp ứng tình hình cấp bách  hiện nay, mà đồng thời tạo thêm nguồn cung vaccine lâu dài cho Việt Nam. Không những có thể tham gia đàm phán mua vaccine, các DN, DNKB cũng sẵn sàng kết nối để chuyển giao các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất của thế giới trong công tác truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, phục vụ cho phòng chống Covid-19 tại Việt Nam.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản