Tin mới

Hội thảo trực tuyến 'Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài'

(Mặt trận) - Ngày 27/6/2021, Trường tiếng Việt Lạc Long Quân và Hội người Việt Nam tại Ba Lan đã phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến “Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài”, với mục đích tạo diễn đàn trao đổi thông tin, kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên, đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào tiếp Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hữu nghị Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam

Cô Nguyễn Thị Anh Vân - Hiệu phó Trường tiếng Việt Lạc Long Quân cùng các em học sinh của trường 

Tham dự hội thảo có Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Nguyễn Hùng, ông Đinh Hoàng Linh, Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin - Văn hóa, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao (UBNV); ông Hoàng Đình Thắng, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội người Việt Nam toàn châu Âu; ông Trần Anh Tuấn, Uỷ viên UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ba Lan; ông Đặng Thanh Phương, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Kiều bào UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong; GS. TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, bà Lê Thị Thanh Tâm, Quyền Trưởng khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn... cùng hơn 100 đại biểu kiều bào từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ (Ba Lan, Hungary, Pháp, Đức, Italy, Ucraina, Australia, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan…). Trong số các đại biểu tham dự, có nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, giáo viên trẻ tâm huyết, sáng tạo, áp dụng công nghệ số vào giảng dạy tiếng Việt.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Nguyễn Hùng cho biết, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN. Tại Ba Lan, việc dạy và học tiếng Việt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển gần 22 năm qua của trường tiếng Việt Lạc Long Quân, thể hiện tâm huyết và sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng người Việt Nam ở sở tại.

Ông Đinh Hoàng Linh, Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin - Văn hóa, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo, tạo diễn đàn giao lưu trao đổi về phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài của cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài mong muốn phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan tổ chức các chương trình tập huấn về kỹ năng giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên kiều bào và đẩy mạnh việc giảng dạy học tập theo hình thức trực tuyến, đáp ứng nguyện vọng của bà con NVNONN trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.    

Hội thảo “Dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài” theo hình thức trực tuyến từ, gồm hơn 30 tham luận, báo cáo về tình hình dạy và học tiếng Việt ở một số nước, việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy, phương pháp, kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài. 

 Quang cảnh Hội thảo

Hội thảo ghi nhận những hỗ trợ thiết thực và hiệu quả của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhiều năm qua như: tổ chức các khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt, cung cấp sách giáo khoa, tài liệu dạy và học tiếng Việt, hỗ trợ bà con tại một số địa bàn khó khăn xây dựng trường, lớp. Đặc biệt, chương trình Xuân Quê hương và Trại hè Việt Nam được tổ chức hàng năm đã trở thành sự kiện văn hóa lớn và hành trình về nguồn có ý nghĩa khơi dậy, nuôi dưỡng khát khao tìm hiểu học tập ngôn ngữ dân tộc, văn hóa truyền thống Việt Nam đối với cộng đồng NVNONN nói chung và truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ kiều bào.

Tại hội thảo, các thầy cô giáo cũng chia sẻ về những khó khăn về phương pháp kỹ năng sư phạm, giáo trình tài liệu giảng dạy, học tập… cũng như các sáng kiến, biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc dạy tiếng Việt cho các thế hệ con em kiều bào tại nhiều địa bàn như Ba Lan, Đức, Hungary, Nga, Ucraina, Pháp, Hàn Quốc, Úc, Đài Loan… Đáng chú ý có chương trình Smart Learning – Giải pháp và kỹ năng dạy trực tuyến được TS. Ngô Tuyết Mai (kiều bào Úc) xây dựng và vận dụng hiệu quả trong 7 năm qua, được phát triển và nâng cao qua hình thức đào tạo trực tuyến, đã giúp cho việc học tiếng Việt ở nhiều địa bàn trở nên dễ dàng thuận tiện, đặc biệt trong điều kiện phải hạn chế học trực tiếp do dịch Covid-19. 

Các tham luận của GS. Nguyễn Thiện Nam và Q. Trưởng khoa Văn hóa Việt - tiếng Việt Nguyễn Thị Thanh Tâm (Đại học KHXH & NV) về xác định đối tượng và phương pháp luận, kỹ năng sư phạm phục vụ giảng dạy tiếng Việt cho NVNONN cũng như kinh nghiệm biên soạn sách học tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực của tác giả Nguyễn Thụy Anh thu hút sự quan tâm, trao đổi sôi nổi tại hội thảo.

Hội thảo lần đầu tiên được tổ chức thu hút sự quan tâm của các chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ, các thầy cô giáo ở trong nước và nhiều địa bàn trên thế giới, với nhiều ý kiến tâm huyết, có giá trị thực tiễn, thể hiện tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của các đại biểu và sẽ trao đổi với Bộ Giáo dục và Đào tạo cải tiến chương trình, phương pháp giảng dạy, nhằm hỗ trợ kiều bào ta ở nước ngoài duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ và bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản