Tin mới

Phát huy nguồn lực kiều bào vào Đồng bằng sông Cửu Long

(Mặt trận) - Ngày 12/11, tại các điểm cầu TP HCM, Đồng Tháp và Hoa Kỳ, đã diễn ra Hội nghị trực tuyến với chủ đề “Kết nối doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp kiều bào tiềm năng tại Hoa Kỳ” ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga kỷ niệm 20 năm thành lập và tổ chức Đại hội lần thứ IV

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ phát biểu tại Hội nghị trực tuyến. 

Hội nghị có sự tham dự phát biểu và chia sẻ của đại diện các cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, các cơ quan Tổng lãnh sự, lãnh đạo một số địa phương, đại diện Bộ, ngành Trung ương và TP HCM.

Kiều bào là nguồn lực quan trọng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Đại sứ Hà Kim Ngọc, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ hoan nghênh sáng kiến Hội nghị trong bối cảnh Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế - xã hội trong nước sau hai đợt ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Hội nghị nằm trong chương trình thực hiện Quyết định số 1797/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024”. Trong đó, các mục tiêu hướng đến góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp (DN) trong nước và DN kiều bào; đẩy mạnh công tác thông tin về hàng hóa, sản phẩm của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam thông qua hệ thống phân phối của kiều bào và tỷ lệ hàng Việt trong tiêu dùng của cộng đồng kiều bào.

Theo Đại sứ Hà Kim Ngọc, hiện nay Việt Nam và Hoa Kỳ đang thiết thực kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ (1995-2020), do đó Hội nghị còn là một cách làm rất sáng tạo nhằm kết nối các DN Việt Nam ở trong và ngoài nước, qua đó giới thiệu sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có thị trường Hoa Kỳ.

Cho đến nay, hợp tác thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đang phát triển rất năng động và tạo ra nhiều cơ hội hợp tác. Tổng kim ngạch hàng hóa hai chiều đạt gần 80 tỷ USD mỗi năm, hai nước đã trở thành những đối tác thương mại hàng đầu của nhau. Đặc biệt, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Trong giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19 vừa qua, các hoạt động hợp tác thương mại, đầu tư, y tế… giữa hai nước tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Trong tháng 10, hai bên đã phối hợp tổ chức Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ và Diễn đàn kinh doanh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và doanh nghiệp hai nước đã ký nhiều hợp đồng trị giá hàng tỷ USD.

Hơn 100 đại biểu doanh nghiệp, doanh nhân kiều bào tham dự đóng góp ý kiến tại Hội nghị điểm cầu TP HCM. 

“Đảng và Nhà nước ta luôn trân trọng vai trò và sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và sẵn sàng hỗ trợ để kiều bào ta tiếp tục thành công ở sở tại và gia tăng những hình thức hợp tác, gắn kết với quê hương. Thông qua các chính sách cụ thể, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho DN kiều bào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, và thực sự trở thành một phần quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên thế giới”, Đại sứ Hà Kim Ngọc nhấn mạnh, đồng thời cho biết, đến nay đang có trên 3.000 DN có vốn đầu tư của kiều bào được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp kiều bào đã trở thành đại diện, kênh phân phối đưa hàng Việt Nam đến với các nước, trong đó có Hoa Kỳ.

Tại Hội nghị, ông Peter Hồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Tổng Thư ký Hiệp hội công bố Hợp tác giữa FSC và BAOOV nhấn mạnh, các DN kiều bào mong muốn được thấu hiểu các cơ chế, chính sách trong nước, đặc biệt là các chính sách xuất nhập khẩu và đầu tư, cũng như nhu cầu hợp tác của các DN trong nước. Từ đó, Hội nghị lần này mở ra cơ hội để DN kiều bào phát huy tiềm năng phát triển kinh doanh và đóng góp nhiều hơn cho quê hương. 

Sức hút từ vùng trọng điểm nông nghiệp

Theo Đại sứ Hà Kim Ngọc, hiện nay cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có hơn 2 triệu người, trong đó có hơn 300.000 cơ sở DN, cơ sở sản xuất tại Hoa Kỳ. Và, hầu hết bà con đang rất quan tâm đến việc quốc tế hóa hoạt động kinh doanh, nhất là đầu tư về nước. Tuy nhiên, bên cạnh các rào cản môi trường và kỹ thuật thì thị trường Hoa Kỳ đang có các yêu cầu khắt khe về chất lượng và yêu cầu về tuân thủ pháp luật sở tại. Do đó, bà con kiều bào muốn tìm hiểu và tạo đà cho các hoạt động hợp tác, phát triển sắp tới, nhất là việc đầu tư của kiều bào tham gia vào chuỗi cung ứng, kết nối doanh nghiệp khu vực ĐBSCL của nước nhà.

Từ điểm cầu UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu, nắm bắt được sự quan tâm ngày càng lớn của các DN FDI, cũng như DN của kiều bào thì gần đây Đồng Tháp là một trong số các địa phương sớm chủ động tháo gỡ các hành lang chính sách, cơ chế thu hút. Thời gian qua địa phương cũng đã bắt đầu đón các dòng vốn đầu tư của kiều bào, cho thấy triển vọng rất lớn.

 Ký kết hợp tác MOU về hợp tác xuất khẩu giữa doanh nhân kiều bào và các đối tác Hoa Kỳ ngay tại Hội nghị.

Tại Hội nghị trực tuyến, ông Nguyễn Hoành Năm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài nhấn mạnh, việc hướng chủ đề vào khu vực cụ thể của Việt Nam là ĐBSCL được đánh giá là một thị trường hết sức tiềm năng.

Theo ông Năm, việc phát huy tiềm lực, nguồn lực kiều bào là vấn đề Đảng và Nhà nước đang đặc biệt quan tâm. Trước nhiều khó khăn, thách thức của hai đợt dịch Covid-19 và tình hình bão lũ gây thiệt hại lớn cho miền Trung, Hội nghị là sự kiện quan trọng để khôi phục và thúc đẩy hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu cho khu vực ĐBSCL và cả nước.

Tham gia Hội nghị, ông Từ Thành Huế, Vụ trưởng, Trưởng ban Đối ngoại và Kiều bào, UBTƯ MTTQ Việt Nam chia sẻ, Hội nghị diễn ra trong dịp kỷ niệm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11) và nhiều hoạt động khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Theo số lượng báo cáo mới nhất, ngay trong đại dịch Covid-19, kiều bào quyên góp gửi hơn 50 tỷ đồng và gần đây nhất là tình hình thiệt hại do bão lụt miền Trung gây ra thì cộng đồng kiều bào cũng hỗ trợ tới hơn 40 tỷ đồng về nước.

Còn theo ông Nguyễn Trác Toàn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Hoa Kỳ cho biết, hiện nay các yếu tố tiềm năng để phát huy nguồn đầu tư kết nối kiều bào đầu tư về nước chính là quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thương mại hai nước đã đạt hơn 77 tỷ USD. Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ là một cộng đồng lớn, với hơn 2 triệu người.

“Chúng ta có hơn 310 ngàn cơ sở doanh nghiệp với quy mô kinh tế khá lớn. Vừa qua đã có các hợp tác giữa doanh nhân kiều bào với các doanh nhân Mỹ, cùng với đó là sự phát triển của đội ngũ trí thức trẻ gốc Việt. Đây chính là nhân tố mới sẽ tạo ra giá trị mới trong thời gian tới”, ông Toàn phân tích.

Kiều bào mong cải thiện các bất cập 

Một số DN tại điểm cầu Hoa Kỳ chia sẻ, chúng ta còn nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong đó, kiều bào có thể tham gia vào các ký kết hợp tác đã đạt được giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng dành riêng các cơ chế, chính sách, thảm đỏ để kêu gọi các dòng vốn của DN kiều bào đầu tư về nước.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến doanh nhân kiều bào cũng chia sẻ, các DN cần xác định vấn đề làm ăn bền vững và lâu dài, luôn xác định công việc làm ăn của mình là tuân thủ pháp luật nước sở tại, đồng thời đóng góp cho quốc gia và thể hiện tấm lòng với quê hương, đất nước.

Ông David Dương, đại diện doanh nhân kiều bào đã có các đầu tư hàng trăm triệu USD về nước chia sẻ, tiềm năng đầu tư của kiều bào về Việt Nam là rất lớn, thế nhưng ở chiều hàng hóa nhập vào Hoa Kỳ vẫn chưa phát huy được tiềm năng.

Các ý kiến tâm huyết của kiều bào dự Hội nghị cũng bày tỏ tâm tư, hiện nay các đầu mối xuất nhập khẩu còn nhỏ lẻ, mang tính thời vụ sang nước này, nước kia mà chưa có một đầu mối thống nhất để hướng dẫn và tư vấn cụ thể, tháo gỡ khó khăn trực tiếp cho bà con về nước đầu tư.

Đại biểu doanh nhân kiều bào cũng góp ý, các siêu thị Mỹ có chôm chôm, thanh long nhưng hiện cũng còn nhiều tiềm năng để nhập các loại trái cây ngon khác của Việt Nam. Nhưng Việt Nam muốn vào thị trường Mỹ thì không chỉ là về mẫu mã, chất lượng mà còn phải tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ. 

Bên cạnh đó, các bất cập về mẫu mã sản phẩm của Việt Nam cũng khó cạnh tranh về giá do chi phí vận chuyển khá lớn ở nước xuất khẩu sang.

“DN của chúng ta cũng chưa biết cách để đưa sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ và làm sao để mặt hàng có tính cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm cùng loại đã có từ trước đó. Hợp đồng soạn thảo xuất khẩu sản phẩm cũng sơ hở, chưa chặt chẽ do nôn nóng để đưa sản phẩm vào thị trường các nước”, đại diện Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ chia sẻ.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản