Tin mới

Sống xa quê ở nơi có dịch

(Mặt trận) - Dịch Covid-19 đã lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga kỷ niệm 20 năm thành lập và tổ chức Đại hội lần thứ IV

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

 Một nhà hàng của người Việt tại Ba Lan gửi rất nhiều suất ăn tới các bệnh viện của Ba Lan trong cuộc chiến chống Covid 19. Ảnh: VOV.

1. Với hơn 30 ngàn người người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống và học tập tại Ba Lan, cộng đồng người Việt ở đây phát triển ổn định, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nước sở tại và được đánh giá là một trong số ít cộng đồng tại châu Âu phát triển mạnh. Thế nhưng dịch Covid-19 vừa qua cũng đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến người dân Ba Lan nói chung và cộng đồng người Việt nói riêng.

Bắt đầu từ giữa tháng 3 khi chính phủ Ba Lan tuyên bố dịch Covid-19, ngay lập tức hoạt động buôn bán, dịch vụ của bà con người Việt ở đây bị ảnh hưởng, các cửa hàng bị đóng cửa, hoạt động buôn bán ngưng trệ, trẻ em cũng không đến trường. Thông tin dịch bệnh dồn dập khiến hầu hết bà con lo lắng, hoang mang.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ba Lan, dù kinh tế tương đối mạnh nhưng Ba Lan chưa từng có kinh nghiệm đối phó với đại dịch. Vì vậy, Hội đã nhanh chóng đề ra các phương án, kế hoạch để ứng phó với dịch Covid-19, tổ chức họp và lập ra Ban hỗ trợ, phòng chống Covid-19.

Các thành viên trong Ban đã kêu gọi quyên góp mua được 4100 kit thử, phát động phong trào rộng khắp toàn Ba Lan để ủng hộ cung cấp suất ăn nóng hàng ngày cho các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch; phát động may khẩu trang cung cấp cho bệnh viện, công an…

“Cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã học hỏi các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả ở quê nhà để giúp đỡ, hỗ trợ bà con ở nước sở tại”- ông Tuấn chia sẻ và cho biết: Ban Hỗ trợ người Việt tại Ba Lan phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã đưa ra khuyến cáo theo từng thời điểm, thành lập tiểu ban y tế và tiểu ban trực tổng đài 24/24. Những người bị bệnh được đưa vào bệnh viện, được cấp cứu kịp thời, được trợ giúp. Đồng thời Hội cũng phối hợp với cơ quan dịch tễ Warsaw và các địa phương nơi có bệnh nhân người Việt để hỗ trợ trong việc khám, cách ly và chữa bệnh.

Đến nay, theo ông Tuấn, cộng đồng người Việt tại Ba Lan thành công bước đầu trong phòng chống dịch. Hơn 70 người Việt bị nhiễm SARS-CoV-2 thì một nửa khỏi hoàn toàn. Số còn lại khỏi nhưng chờ hết thời hạn cách ly, không có trường hợp nào tử vong. “Lo ngại dịch quay trở lại nên chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ phương án dự phòng, để hỗ trợ bà con cộng đồng”- ông Trần Anh Tuấn cho biết thêm.

Chính phủ Ba Lan cũng có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, những người lao động không có hợp đồng thì không nằm trong diện được hỗ trợ, trong khi họ vẫn phải lo đủ thứ chi phí sinh hoạt hàng ngày nên cuộc sống cũng khá khó khăn.

2. Kể từ khi bắt đầu đại dịch ở Ukraina có 56.455 trường hợp nhiễm bệnh đã được ghi nhận (tính đến giữa tháng 7). Dịch Covid-19 ở Ukraine tương đối muộn so với các nước khác nhưng lây lan mạnh. Đã có 1300 ca tử vong. Đây là một con số khiến nhiều người dân ở đây phải lo lắng.

Cộng đồng người Việt ở Ukraine có khoảng 15.000 người, đến nay có khoảng 36 ca nhiễm bệnh. Bệnh nhân thứ 36 là anh Nguyễn Quang Thụ 55 tuổi. Tình trạng sức khỏe hiện tại: ho khan, tức ngực, đã nhập viện để điều trị.

Ngay sau đó Ban hỗ trợ phòng chống dịch bệnh đã phối hợp để xác định những người từng tiếp xúc với các bệnh nhân theo F1, F2 và tiến hành đưa đi kiểm tra xét nghiệm. Những người tiếp xúc cũng đã nghỉ việc, đóng cửa các địa điểm kinh doanh buôn bán, ở nhà tự cách ly, để đề phòng việc lây nhiễm lan truyền tiếp theo. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm phòng dịch Covid-19 mà mọi người học hỏi từ quê nhà.

Theo ông Vũ Đình Thiềng, đại diện nhóm tương trợ người Việt ở Kharkov (Ukraine) thì ngay từ đầu, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã có nhiều văn bản hướng dẫn và, thành lập ban phòng, chống dịch. Ngoài ra, những nhóm thiện nguyện cũng được hình thành.

“Chúng tôi nghiên cứu cách phòng chống dịch của Việt Nam, làm theo mô hình như vậy, ngay lập tức khoanh vùng các đối tượng F1, F2, hướng dẫn bà con đi kiểm tra, cung cấp những thông tin rất cụ thể, như hướng dẫn cách gọi xe cứu thương thế nào. Hướng dẫn cho bà con cách mua thuốc khi có đơn của bác sĩ…, khẩn trương thành lập nhóm thiện nguyện, hình thành các tổ phản ứng nhanh để hỗ trợ cho từng gia đình, từ phiên dịch đến làm xét nghiệm, gọi xe cấp cứu, rồi mang đồ ăn đến bệnh viện...nên bà con cũng rất yên tâm, không còn tâm lý hoang mang như những ngày đầu”- ông Thiềng cho biết.

3. Đại sứ Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) xúc động nói rằng: Qua đại dịch lần này, chính cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã làm đẹp hơn hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè và thế giới. Đặc biệt những nghĩa cử như may khẩu trang, cung cấp thức ăn đến bệnh viện rồi tặng khẩu trang, các vật dụng y tế cần thiết cho người dân sở tại… đã thể hiện hình ảnh một Việt Nam nhân văn, yêu thương và chia sẻ.

Trong những ngày qua, liên tục có các chuyến bay đưa bà con người Việt về nước để tránh dịch. Hiện vẫn còn rất nhiều người Việt mong muốn được trở về nhưng theo Đại sứ Lương Thanh Nghị, việc đưa công dân về nước còn phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh của các quốc gia, chính sách của các nước trong việc đóng hay mở cửa biên giới, phụ thuộc vào năng lực cách ly ở trong nước. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có chủ trương mở cửa một số đường bay thương mại đến những địa bàn có đủ điều kiện. Trước mắt có thể là Nhật Bản, Hàn Quốc. Công dân Việt Nam có thể dễ dàng hơn trong việc di chuyển về nước.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản