Tin mới

An Giang: Tăng cường thực hiện tốt quy chế dân chủ

(Mặt trận) -Thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền An Giang luôn đẩy mạnh thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trên các lĩnh vực đời sống, xã hội. Đồng thời, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, gắn với đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vì nhân dân phục vụ.

Để Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả

Cán bộ giám sát phải bản lĩnh, tâm huyết

Hội thảo khoa học về việc tiếp thu, phản hồi kiến nghị giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

 Họp dân công khai, lấy ý kiến thực hiện các công trình dự án

Hàng năm, UBND cấp xã cùng Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt việc công khai cho nhân dân biết những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan trực tiếp với người dân, như: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của cấp xã; tiến độ thực hiện phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; việc quản lý, sử dụng các loại quỹ, các khoản huy động nhân dân đóng góp. Đến nay, tất cả 156/156 xã, phường, thị trấn tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch.

Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, các khoản huy động nhân dân đóng góp được thực hiện và công bố công khai đúng quy định, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Việc quản lý, sử dụng các loại quỹ như: Phòng chống thiên tai, vì người nghèo, nông thôn mới, bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa... đúng quy định. Bên cạnh đó, dự toán thu - chi ngân sách nhà nước được niêm yết công khai tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn, tại nhà văn hóa... để nhân dân biết, tham gia ý kiến trong quá trình quản lý, sử dụng nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp.

Các địa phương đã thực hiện việc lấy ý kiến người dân xây dựng, bổ sung, sửa đổi hương ước, quy ước của ấp (khóm); trong bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng ấp (khóm); bầu, bãi nhiệm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng... Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã đã được tiến hành dân chủ, đúng quy định. Đảng ủy cơ sở trực tiếp chỉ đạo Ban Thường trực UBMTTQVN chủ trì, phối hợp 100% UBND xã, phường, thị trấn thực hiện tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm, bảo đảm đúng đối tượng, quy trình và đạt kết quả.

Cùng với đó, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa MTTQ với các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. UBND cấp xã luôn tranh thủ ý kiến phản biện của UBMTTQVN trong lĩnh vực xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Qua đó, chính quyền cấp xã đã phối hợp MTTQ và các tổ chức đoàn thể thực hiện nhiều chương trình, đề án đạt hiệu quả cao, như: Kế hoạch tiếp tục thực hiện các nghị quyết về nông dân, công nhân, phụ nữ, thanh niên, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; đề án phối hợp giữa UBND cấp xã với Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới; Hội Nông dân tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo...

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xã hội hóa xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được thực hiện thường xuyên. Người dân được bàn và quyết định trực tiếp về các chủ trương, mức đóng góp xây dựng cầu, đường giao thông, các công trình cơ sở hạ tầng ở ấp, khóm… Nhà nước hỗ trợ vật chất, một phần kinh phí, nhân dân đóng góp công, vật liệu để xây dựng các công trình.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, thông qua hoạt động của MTTQ, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát cộng đồng, chính quyền cơ sở, đã tạo điều kiện cho nhân dân giám sát, kiểm tra hoạt động của HĐND và UBND, kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND, năng lực hoạt động và phẩm chất đạo đức của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, đại biểu HĐND, đội ngũ cán bộ, công chức đang hoạt động tại cơ sở. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng do nhân dân đóng góp hoặc nhà nước và nhân dân cùng làm. Kể cả các dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án, chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư, phương án quy hoạch khu dân cư... đều được phổ biến nội dung cho nhân dân biết tham gia ý kiến, giám sát trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định. Từng công trình, đại diện người dân cùng phối hợp tham gia các khâu chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công, huy động các nguồn lực thực hiện.

Cấp ủy, chính quyền còn đảm bảo thực hiện quyền giám sát của người dân đối với tổ chức Đảng, đảng viên. Nhân dân được giám sát việc xây dựng các công trình phúc lợi, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) của Đảng; kết quả kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân góp ý. Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng làm tốt vai trò giám sát quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã, chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư… Qua giám sát, đã kịp thời phản ánh những vấn đề bất cập trong đầu tư, xây dựng, thi công đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, góp phần hạn chế những tiêu cực ở cơ sở, minh bạch quản lý đất đai, vốn, tài sản của nhà nước, tạo lòng tin trong nhân dân.

 HẠNH CHÂU

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản