Tin mới

Bình Thuận: Giám sát, phản biện xã hội để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân

(Mặt trận) -Công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp tỉnh Bình Thuận ngày càng đi vào nề nếp, đảm bảo các bước theo quy định, sâu sát cơ sở và kiến nghị qua giám sát ngày càng có chất lượng, phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng được việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên, đoàn viên và nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 14 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban MTTQ các cấp tỉnh Nam Định nâng cao vai trò giám sát của nhân dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân tham gia hoạt động giám sát cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

 Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Thuận giám sát tại TP. Phan Thiết.

Bà Phan Thị Vi Vân – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận cho biết: Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xây dựng và ký kết Quy chế phối hợp với HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, xác định rõ các nội dung phối hợp và trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi chủ thể. Phối hợp giữa Thường trực HĐND và UBND, được thực hiện thường xuyên, liên tục nhất là chuẩn bị nội dung trình tại các kỳ họp, theo dõi, giám sát thực hiện nghị quyết, giải quyết các vấn đề phát sinh... Qua đó, kịp thời ban hành các chính sách, biện pháp góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Trước khi giám sát tổ chức thu thập nắm thông tin liên quan làm cơ sở cho việc giám sát. Đồng thời, mời HĐND, các Ban HĐND tỉnh và đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, cùng một số sở, ngành tham gia đoàn giám sát do MTTQ chủ trì. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam còn tham gia cùng các Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát một số nội dung như: giám sát việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh; giám sát công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thay thế trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020... Tham gia cùng Ban Pháp chế HĐND giám sát việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính có hiệu lực pháp luật; giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, khu phố.

Cùng với đó, chức năng phản biện xã hội của Mặt trận là một biểu hiện sinh động của tư tưởng “quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Là tổ chức duy nhất có điều kiện tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, Mặt trận có lợi thế hơn hẳn so với bất cứ tổ chức nào để thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội. Theo đó, qua 10 năm thực hiện, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức 147 hội nghị phản biện xã hội (trong đó, cấp tỉnh chủ trì phản biện 7 cuộc; cấp huyện chủ trì phản biện được 35 cuộc; cấp xã 105 cuộc), có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ ý kiến phản biện xã hội, các cơ quan chuyên môn, cơ quan thẩm tra có thêm nhiều thông tin đa chiều về thực trạng vấn đề cần ban hành chính sách, thực tiễn sống động từ những nhận định, đánh giá phân tích, số liệu cụ thể của các đại biểu tham gia phản biện để tiếp thu, chỉnh sửa các đề án, dự thảo nghị quyết... Đồng thời, qua hoạt động tiếp xúc cử tri đại biểu HĐND, Thường trực HĐND sẽ có cơ hội tiếp nhận nhiều hơn các thông tin phản hồi từ đối tượng thụ hưởng, áp dụng chính sách để kịp thời trao đổi, chấn chỉnh các bất cập của quá trình thực hiện hoặc đề nghị điều chỉnh, bổ sung trong trường hợp nội dung chính sách chưa phù hợp thực tiễn.

"Thông qua các hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, HĐND đã tạo ra một “cầu nối”, một “kênh thông tin” quan trọng để phát huy dân chủ, trí tuệ, phản ánh mọi tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của cử tri đối với Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chính quyền địa phương. Qua đó, giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hoàn thiện hơn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân…", bà Vân cho biết thêm.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận với HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội trong công tác giám sát, thời gian đến các cấp ủy Đảng, MTTQ các cấp, các cơ quan nhà nước trong tỉnh và nhân dân cần nâng cao nhận thức về hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam. Xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh với các cơ quan dân cử. Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh với Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh. Nâng cao chất lượng các hình thức phối hợp giám sát, đó là khi lựa chọn nội dung giám sát cần căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương, lựa chọn những vấn đề mà người dân quan tâm, bức xúc để chủ động xây dựng kế hoạch giám sát phù hợp; phối hợp tạo điều kiện để nhân dân phát huy dân chủ thực hiện quyền giám sát…  

THANH THUỶ

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản