Tin mới

Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: Phát triển hài hòa và gắn kết giữa không gian đô thị và nông thôn

(Mặt trận) - Sáng 22.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Một số vấn đề lý luận về hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam bằng hình thức nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền

Giải quyết mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long 

Hợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn là phù hợp

Theo Tờ trình dự án luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày, việc xây dựng dự án luật nhằm tạo cơ sở pháp lý, công cụ quản lý đồng bộ, toàn diện, thống nhất để điều chỉnh hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn; khắc phục được các tồn tại, hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức, cá nhân và xã hội trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn; đồng thời, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, Nhân dân và xã hội.

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn được thiết kế 5 chương, bao gồm 61 điều. Tên gọi “Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn” để bảo đảm thống nhất, đồng bộ, làm cơ sở quy hoạch phát triển gắn kết đô thị và nông thôn theo định hướng của Đảng, Nhà nước. Phạm vi điều chỉnh của luật được đề xuất là: “Luật này quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh; tổ chức quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn và nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn. Tổ chức thực hiện, quản lý phát triển đô thị và nông thôn không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này”.

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn theo mục đích, quan điểm đã nêu tại Tờ trình của Chính phủ. Việc hợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn vào một luật là phù hợp, hướng tới bảo đảm thống nhất về định hướng chung trong kiểm soát, quản lý, phát triển đô thị và nông thôn, phát triển hài hòa và gắn kết giữa không gian đô thị và nông thôn, bổ trợ cho sự phát triển chung của địa phương, vùng và cả nước. 

Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng (Điều 1 và Điều 2 dự thảo luật), Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí; đồng thời, đề nghị rà soát, phân định rõ phạm vi, đối tượng của quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Theo quy định tại dự thảo Luật, nội dung quy hoạch nông thôn không bao hàm toàn bộ không gian nông thôn, không bao hàm nội dung phân bổ không gian tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đối với khu vực sản xuất nông nghiệp, tổ chức không gian đối với khu vực rừng, núi, đất chưa sử dụng… Do đó, cần xác định rõ nội hàm quy hoạch nông thôn trong dự thảo Luật để thống nhất cách hiểu về phạm vi điều chỉnh của Luật.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, việc xác định tên gọi của luật là “Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn” hay “Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn” không ảnh hưởng đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự án luật cũng như định hướng gắn kết chặt chẽ giữa đô thị và nông thôn, nhưng cần cân nhắc rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với nội dung quy định tại dự án luật và với quy định của các luật liên quan, tránh vướng mắc trong quá trình thực hiện do tên gọi của quy hoạch chưa thống nhất.

Đánh giá tác động đầy đủ các chính sách mới

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; đánh giá hồ sơ dự án luật cơ bản đáp ứng được yêu cầu, đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Bảy tới.

Thống nhất với cách tiếp cận của dự án luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, một mặt kế thừa Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Chương II của Luật Xây dựng năm 2014 cùng với đó là cụ thể hóa một số nội dung của Luật Quy hoạch, bổ sung một số quy định mới để đáp ứng yêu cầu phát triển, quản lý phát triển đô thị, nông thôn trong thời gian tới, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện các luật và bảo đảm đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quy hoạch. Tên gọi cũng cơ bản phản ánh được nội dung của dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cần tiếp tục rà soát cụ thể hóa hơn quan điểm, nguyên tắc trong các văn kiện của Đảng đã nêu. Trong đó, lưu ý làm rõ, giải quyết mối quan hệ giữa đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới; mối quan hệ giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế đô thị; quy hoạch phải thích ứng với biến đổi khí hậu; tiêu chí, tiêu chuẩn quy hoạch đô thị gắn với mật độ dân số và kết cấu hạ tầng để tính toán cân bằng phát triển đô thị theo chiều rộng và phát triển đô thị theo mô hình TOD; tiêu chí thiết yếu trong quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Quan tâm tới phạm vi điều chỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhận thấy, dự thảo Luật được xây dựng cơ bản trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009; kế thừa các quy định về quy hoạch nông thôn, quy hoạch khu chức năng của Luật Xây dựng năm 2014; đã có sự rà soát để bảo đảm thống nhất với Luật Quy hoạch năm 2017 và 3 chính sách đã được Chính phủ trình khi đưa dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Bày tỏ thống nhất với phạm vi điều chỉnh tại khoản 1 Điều 5 dự thảo Luật, tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để xác định mức độ chi tiết mối quan hệ giữa các loại quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn, bảo đảm phân định rõ vai trò, chức năng của từng loại quy hoạch, các cấp độ quy hoạch, tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các loại quy hoạch.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị, hồ sơ dự án luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, báo cáo thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Kinh tế. Để bảo đảm chất lượng dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, bổ sung hồ sơ các nội dung còn thiếu, đánh giá tác động đầy đủ các chính sách mới so với luật hiện hành, giải trình rõ, cụ thể hơn việc thay đổi tên gọi của dự thảo luật so với tên gọi đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ hơn các chủ trương của Đảng về quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển bền vững đô thị Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh hồ sơ dự án luật; Ủy ban Kinh tế thẩm tra chính thức trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Bảy tới.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản