Tin mới

Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi): Phải góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

(Mặt trận) - Cho ý kiến về dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) tại phiên họp sáng nay, 22.3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, hiện nay kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, điện ảnh còn rất thấp. Văn hóa chưa được đặt ngang tầm kinh tế, chính trị. Vậy để xứng tầm, ngành điện ảnh phải được quan tâm, đầu tư như thế nào? Đây còn là minh chứng để quán triệt, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với phát triển văn hóa.

MTTQ tỉnh Lào Cai lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Phiên họp thứ 40 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sắp xếp bộ máy cần đảm bảo quyền lợi người lao động

Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu

Tiếp tục Phiên họp thứ Chín của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong phiên làm việc sáng 22.3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51% vốn điều lệ

Theo Báo cáo một số vấn đề về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày, liên quan đến chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh, một số ý kiến đề nghị các chính sách phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh nên quy định tại một điều. Một số ý kiến đề nghị cần có chính sách đột phá hơn về đầu tư, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước để phát triển điện ảnh và công nghiệp điện ảnh. Có ý kiến đề nghị chỉ tập trung đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với các cơ sở sản xuất, phát hành, phổ biến, lưu chiểu và lưu trữ phim của cơ quan nhà nước.

Một số ý kiến đề nghị có chính sách đầu tư cho sáng tác kịch bản phim, hoạt động lý luận, phê bình, tuyên truyền, giới thiệu, định hướng thẩm mỹ điện ảnh; bổ sung đề tài phim được Nhà nước đầu tư sản xuất về biển đảo, biên giới, văn hóa truyền thống, thanh thiếu niên. Có ý kiến đề nghị quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc tổ chức, tham gia liên hoan phim, giải thưởng phim. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban đã chỉnh lý sửa đổi như quy định tại Điều 5 dự thảo Luật.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp 

Về hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh, có ý kiến cho rằng quy định về hình thức đầu tư nước ngoài tại dự thảo luật hẹp hơn so với pháp luật về đầu tư. Có ý kiến đề nghị làm rõ việc quy định phần góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51% vốn điều lệ khi hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh của Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim; đánh giá tác động để bảo đảm thống nhất với Luật Doanh nghiệp. Có ý kiến đề nghị làm rõ 51% vốn điều lệ là thuộc vốn điều lệ của tổ chức kinh tế hay vốn điều lệ đối với 1 bộ phim. Có ý kiến cho rằng phần góp vốn của nhà đầu tư nên cao hơn 51% vốn điều lệ để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục tiếp thu và chỉnh lý như Điều 8, dự thảo Luật. Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh của Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim theo quy định của pháp luật về đầu tư dưới hình thức: Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn, trong đó phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51% vốn điều lệ; Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Riêng nhà văn hóa, các tụ điểm chiếu phim, câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng, đội chiếu phim lưu động của Việt Nam không được phép tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hay liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Trường hợp nào nhà đầu tư nước ngoài được ưu đãi, khuyến khích?

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, dự thảo Luật còn nhiều nội dung chưa được làm rõ. Trong đó, chưa quy định trường hợp nào nhà đầu tư nước ngoài được hưởng chính sách ưu đãi, khuyến khích làm phim, quảng bá, phát triển điện ảnh tại Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này như thế nào (?). Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng đánh giá nội dung quy định Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh chưa thuyết phục và đề nghị Chính phủ cần rà soát lại nguồn thu, nhiệm vụ chi của Quỹ này. Được biết từ năm 2006 đến nay, Quỹ hoạt động không hiệu quả, vậy có cần thiết phải duy trì Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh hay không? 

Qua nghiên cứu, xem xét dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, chúng ta tiếp cận điện ảnh theo hai mặt: là một tác phẩm văn hoá, nghệ thuật và công nghiệp văn hóa. Nếu coi đây là ngành kinh tế thì phải tuân theo quy luật kinh tế, nhưng đã là lĩnh vực văn hóa thì Nhà nước phải đầu tư, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn, giáo dục. Song, theo Chủ tịch Quốc hội, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra chưa bám sát yêu cầu này. Thực tế cũng cho thấy, kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, điện ảnh còn rất thấp. Văn hóa chưa được đặt ngang tầm kinh tế, chính trị. Vậy để xứng tầm, ngành điện ảnh phải được quan tâm, đầu tư như thế nào? Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đầu tư cho điện ảnh còn là minh chứng để quán triệt, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với phát triển văn hóa.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, có rất nhiều loại hình phim như phim ngắn, phim hoạt hình, phim tình cảm, phim kinh dị, phim hành động… Thế giới định nghĩa loại hình phim này như thế nào. Chính sách nhà nước đối với các loại phim này ra sao. Dự thảo Luật còn quá chung chung, chưa đặt ra từng vấn đề cụ thể để có chính sách phát triển phù hợp, do vậy cơ quan thẩm tra cần phối hợp với cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát thật kỹ, khắc phục tình trạng "luật khung, luật ống".

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản