Tin mới

Dựa vào nhân dân để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

(Mặt trận) - Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh nhằm chống lại các hành vi vi phạm pháp luật của những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan công quyền và doanh nghiệp. Qua việc đấu tranh, phát hiện, xử lý những vụ việc tham nhũng, tiêu cực gần đây cho thấy tham nhũng, tiêu cực ngày càng tinh vi, có thể xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 14 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban MTTQ các cấp tỉnh Nam Định nâng cao vai trò giám sát của nhân dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân tham gia hoạt động giám sát cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Quang cảnh Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 

Do đó, để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả, cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự tham gia tích cực và quan trọng của các tầng lớp nhân dân.

Dựa vào nhân dân để chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những bài học quý được nhiều đại biểu nêu ra tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị quan trọng này, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã nhấn mạnh đến việc phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”.

Nhắc lại quan điểm “Dân là gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Tổng Bí thư khẳng định: Cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta phải dựa vào dân, lắng nghe dân, lắng nghe dư luận để chọn lọc, tiếp thu cái đúng, nhưng không đơn giản “theo đuôi”, chạy theo dư luận. Để cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả hơn nữa, đồng chí Tổng Bí thư đã nêu ra năm nhóm giải pháp, trong đó nhóm giải pháp đầu tiên là “phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.

Theo đồng chí Tổng Bí thư, đây là nhiệm vụ không mới, nhưng rất quan trọng. Bởi tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp căn bản để nâng cao nhận thức, tinh thần, ý thức, đạo đức, xây dựng liêm chính, chống tha hóa, biến chất. Phải quán triệt, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về sự nguy hại của tham nhũng, tiêu cực,... tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

Một nhóm giải pháp nữa được đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh là “phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và các biện pháp bảo đảm để công dân thực hiện đầy đủ quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật. Phát huy vai trò giám sát việc thực thi quyền lực thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; thanh tra, kiểm toán của Nhà nước; giám sát của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, của cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, của nhân dân và xã hội”.

Những năm qua, kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho thấy, có ba lực lượng quan trọng, trở thành trụ cột vững vàng đó là nhân dân, cơ quan pháp luật và báo chí truyền thông.

Để phát huy vai trò của nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thông qua thực hiện quyền tố cáo, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần phải đề cao trách nhiệm và có những biện pháp thiết thực bảo vệ người tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo để tránh việc trù dập, trả thù của người bị tố cáo. Nhà nước cần nghiên cứu quy định cụ thể về nguồn kinh phí và những cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bảo vệ người tố cáo trong trường hợp cần thiết của các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan khác có liên quan.

Để thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền tố cáo, tố giác, cung cấp kịp thời thông tin về tham nhũng, tiêu cực cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, ngoài hai hình thức tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp theo quy định của Luật Tố cáo, cần phải mở rộng thêm các hình thức phản ánh, tố cáo bằng điện thoại thông qua đường dây nóng hoặc trên mạng xã hội.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải công khai các hộp thư, số điện thoại và thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, xác minh ngay những thông tin về tham nhũng, tiêu cực do nhân dân cung cấp. Nếu các thông tin do nhân dân cung cấp qua kiểm tra xác định tố cáo đúng thì phải công khai kết quả xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng để mang tính răn đe, giáo dục.

Để thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền tố cáo, tố giác, cung cấp kịp thời thông tin về tham nhũng, tiêu cực cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, ngoài hai hình thức tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp theo quy định của Luật Tố cáo, cần phải mở rộng thêm các hình thức phản ánh, tố cáo bằng điện thoại thông qua đường dây nóng hoặc trên mạng xã hội.

Mặt khác, rất cần công khai họ tên, chức vụ, vị trí công tác của cán bộ cơ quan nhà nước, nhất là những người giữ cương vị lãnh đạo quản lý hoặc công tác ở lĩnh vực, môi trường dễ phát sinh tham nhũng để nhân dân nơi họ sinh sống biết và giám sát việc chấp hành pháp luật của những cán bộ này tại khu dân cư nơi cư trú.

Đồng thời, công khai về tài sản, thu nhập của cá nhân người đang giữ chức vụ hoặc đang dự kiến bổ nhiệm vào chức vụ trong các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm ở cơ quan và nơi người đó cư trú. Có như vậy thì nhân dân mới có cơ sở thực hiện việc giám sát, phát hiện nếu có bất minh về kinh tế, tài sản. Cũng cần có những hình thức khen thưởng xứng đáng cả về vật chất và tinh thần cho những người có công trong việc tố cáo tham nhũng, tiêu cực.

Khi tiếp nhận tố cáo, tin báo tố giác của nhân dân về tham nhũng, tiêu cực, cơ quan có thẩm quyền phải phân loại, xem xét, đánh giá. Những đơn tố cáo, tố giác có cơ sở để xác minh, kết luận thì khẩn trương kiểm tra, xác minh theo quy định của Luật Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng.

Những đơn không đủ cơ sở thì dứt khoát không xem xét xử lý, vì không phải tất cả đơn tố cáo, tố giác gửi đến cơ quan nhà nước đều cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi tham nhũng, nhiều khi người tố cáo chỉ nghe hoặc biết qua những thông tin không đầy đủ, không chính xác hoặc tố cáo vì một động cơ nào đó.

Có như vậy mới tránh được tình trạng kiểm tra xác minh đơn tố cáo, tố giác tham nhũng, tiêu cực một cách tràn lan, tốn nhiều thời gian, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người bị tố cáo.

Để nhân dân tin tưởng, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực một cách hiệu quả thì thực tế về phía Nhà nước cũng phải có những cơ chế, biện pháp, tạo điều kiện cho người dân có thể giám sát, phát huy vai trò của mình.

Muốn vậy, công tác cải cách hành chính phải cần được đẩy mạnh, làm cho bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Cơ chế xin-cho và các thủ tục hành chính rườm rà, sách nhiễu dân cần phải được xóa bỏ triệt để.

Để nhân dân tin tưởng, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực một cách hiệu quả thì thực tế về phía Nhà nước cũng phải có những cơ chế, biện pháp, tạo điều kiện cho người dân có thể giám sát, phát huy vai trò của mình. 

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm kê, kiểm soát cần được tăng cường, gắn với việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, nhất là vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng vào cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thực tiễn đã cho thấy, trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta, nếu phát huy được vai trò tham gia tích cực của nhân dân thông qua thực hiện quyền tố cáo và quyền giám sát đúng pháp luật thì đó sẽ là lực lượng to lớn, cung cấp nguồn thông tin phong phú để giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, xử lý có hiệu quả đối với tình trạng tham nhũng, tiêu cực.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản