Tin mới

Giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên: Nhiều nội dung mới, tạo hiệu ứng lan tỏa

(Mặt trận) - Từ năm 2021 đến nay, hoạt động giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên nơi làm việc và nơi cư trú được Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh quan tâm triển khai hàng năm với nhiều nội dung mới, tạo hiệu ứng lan tỏa trong hệ thống chính trị. Đặc biệt, năm 2023, Ủy ban MTTQ tỉnh là đơn vị đầu tiên hoàn thành đạt kết quả cao Chương trình giám sát việc thực hiện trách nhiệm, chương trình hành động của đại biểu HĐND tỉnh Khóa XIV.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 14 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban MTTQ các cấp tỉnh Nam Định nâng cao vai trò giám sát của nhân dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân tham gia hoạt động giám sát cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện trách nhiệm và chương trình hành động của đại biểu HĐND tỉnh Khóa XIV 

Hiệu ứng lan tỏa trong hệ thống chính trị

Giám sát, phản biện xã hội là một phương thức hoạt động của MTTQ trong công tác vận động Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hoạt động giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên nơi làm việc và nơi cư trú (giám sát CBĐV) là một nội dung giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, được quy định tại Quyết định số 99 và Quy định số 124 của Ban Chấp hành, Ban Bí thư Trung ương Đảng và được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn tại Thông tri số 10/TT-MTTW-BTT. Đặc biệt thời gian gần đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa XIII đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26.10.2022 về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đây là “kim chỉ nam” để MTTQ Việt Nam triển khai các nhiệm vụ giám sát, phản biện trong thời gian tới đạt hiệu quả.

Giám sát cán bộ, đảng viên là giám sát riêng có của MTTQ nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hoạt động giám sát cán bộ, đảng viên được Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh Quảng Ninh quan tâm triển khai thực hiện từ năm 2018, tuy nhiên mới giám sát đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở trong thực hiện các quy định pháp luật về công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết đơn thư KNTC. Từ năm 2021 đến nay, hoạt động giám sát CBĐV được Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh quan tâm triển khai hàng năm với nhiều nội dung mới; đối tượng, phạm vi giám sát đều có sự thay đổi, mở rộng (cả cơ quan hành chính và đại biểu dân cử). Kết quả các cuộc giám sát đã tạo hiệu ứng lan tỏa trong hệ thống chính trị, được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn tỉnh ghi nhận, đánh giá cao.

Phát hiện từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Để thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát CBĐV, hằng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh luôn bám sát vào các văn bản hướng dẫn của Trung ương MTTQ và tình hình thực tế ở địa phương, nhất là những nội dung Nhân dân quan tâm để lựa chọn đối tượng, nội dung giám sát và xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến. Trong triển khai, luôn thực hiện nhất quán quan điểm xuyên suốt là tính nhân văn, tính xây dựng, với mục tiêu phát hiện từ sớm, từ xa, từ cơ sở; không để “Khuyết điểm trở thành sai phạm; sai phạm nhỏ trở thành sai phạm lớn”, với mục đích là tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Kết quả cụ thể, năm 2021, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức giám sát đối với 36 Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố trên địa bàn. Đoàn giám sát đã thẩm định, xác minh tại nơi làm việc ở 12 cơ quan UBND huyện, thị, thành phố và tại các chi bộ nơi cư trú của 36 người được giám sát; làm việc với đại diện cấp ủy và các đại biểu được giám sát để thống nhất nội dung kết luận sau giám sát. Năm 2022, tổ chức giám sát đối với 61 đại biểu là Giám đốc, Phó Giám đốc các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh; tiến hành thẩm định, xác minh tại nơi công tác của 16 sở, ban, ngành và tại các chi bộ nơi cư trú của 61 đồng chí; tổ chức làm việc với đại diện cấp ủy và các đồng chí được giám sát để thống nhất kết luận sau giám sát.

Đặc biệt, năm 2023, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trên toàn quốc tổ chức và hoàn thành đạt kết quả cao Chương trình giám sát việc thực hiện trách nhiệm và chương trình hành động của đại biểu HĐND tỉnh Khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 18 đại biểu theo hình thức kết hợp vừa nghiên cứu, xem xét báo cáo; vừa tổ chức giám sát trực tiếp tại 17/18 cơ quan, đơn vị nơi đại biểu công tác, Ban Tiếp công dân, Ủy ban MTTQ các địa phương và lấy ý kiến nhận xét của các chi bộ nơi cư trú. Tổ chức làm việc với các Tổ đại biểu, các đại biểu được giám sát, các cơ quan, đơn vị liên quan để thống nhất Kết luận giám sát đối với từng đại biểu được giám sát.

Trên cơ sở Báo cáo giám sát của Đoàn giám sát, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành Văn bản kiến nghị sau giám sát gửi Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, các cơ quan, tổ chức liên quan. Ngay sau khi tiếp nhận kiến nghị của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh đã chủ trì hội nghị mời một số cơ quan liên quan (Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Sở Nội vụ) nghe Ủy ban MTTQ tỉnh báo cáo, làm rõ các kiến nghị sau giám sát. Tại hội nghị, Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực HĐND tỉnh đánh giá kết quả giám sát của Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh thực chất, hiệu quả và chỉ đạo tiếp thu các kiến nghị của MTTQ. Sau đó, Thường trực HĐND tỉnh ra văn bản chỉ đạo các Tổ đại biểu và các đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu, tự soi và xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hạn chế theo đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo Ủy ban MTTQ các địa phương giám sát đại biểu HĐND cùng cấp trên địa bàn.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản