Tin mới

Hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thực chất các chương trình giám sát

(Mặt trận) - Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam vừa có báo cáo số 494/BC-MTTW-ĐCT thông báo về kết quả giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ sau kỳ họp thứ 2 đến kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 14 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban MTTQ các cấp tỉnh Nam Định nâng cao vai trò giám sát của nhân dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân tham gia hoạt động giám sát cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội diễn ra vào ngày 25/5/2022 vừa qua

Hoàn thành Kế hoạch giám sát cả năm 2021

Theo báo cáo này, từ sau kỳ họp thứ 2 đến kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội đã hoàn thành 1 nội dung giám sát theo Kế hoạch giám sát và phản biện xã hội năm 2021, qua đó đã hoàn thành Kế hoạch giám sát cả năm 2021; đồng thời triển khai 10 nội dung giám sát theo Kế hoạch giám sát và phản biện xã hội năm 2022.

Trong đó, MTTQ Việt Nam chủ trì giám sát 5 nội dung: Giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên (theo Quy định số 124); Giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; Giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025); Giám sát việc thực hiện công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì giám sát 5 nội dung: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, về quản lý, xử lý chất thải công nghiệp và việc thực hiện Quy chế dân chủ nơi làm việc trong doanh nghiệp; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì giám sát việc quản lý sử dụng đất trồng lúa, chính sách tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa"; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì giám sát việc thực hiện các quy định của Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa về hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ; Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam chủ trì giám sát việc thực hiện Nghị định số 150/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh và Nghị định số 157/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh.

Kịp thời phát hiện, xem xét, xử lý các trường hợp cán bộ, đảng viên có dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

Đối với nội dung giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ năm 2021, kết quả giám sát cho thấy, nhìn chung, cấp ủy các cấp ở địa phương đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác cán bộ để lãnh đạo, quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc tại địa phương, cơ sở. Trong năm 2020, cấp ủy các cấp đã ban hành 5.463 văn bản để chỉ đạo, phối hợp thực hiện các quy định liên quan đến công tác cán bộ, đảng viên.

Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã thường xuyên chú trọng công tác tiếp nhận, lắng nghe ý kiến phản ánh của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân để kịp thời phát hiện, xem xét, xử lý các trường hợp cán bộ, đảng viên có dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ và đạo đức nghề nghiệp. Việc xem xét, xử lý, giải quyết trên tinh thần xây dựng, bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch. Qua tổng hợp các báo cáo, nhận thấy các thông tin, phản ánh liên quan đến cán bộ, đảng viên do Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội chuyển đến đều được cấp ủy các cấp xử lý kịp thời, đồng thời có thông báo cho Mặt trận theo đúng quy định.

Năm 2020, cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng cấp huyện đã tiếp nhận 884 ý kiến phản ánh của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân, qua xem xét, nghiên cứu cấp ủy, chính quyền các cấp đã có 834 văn bản thông báo kết quả cho MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (đạt tỷ lệ 94.3%).

Việc tuyển dụng cơ bản đúng quy trình theo quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức. Việc thông báo tuyển dụng công chức, viên chức được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; Kế hoạch tuyển dụng được niêm yết công khai, thông tin tuyển dụng được công khai, minh bạch, việc thực hiện quá trình tuyển dụng thể hiện sự nghiêm túc, khách quan, đúng quy trình, quy định tại các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Theo báo cáo của các địa phương, trong năm 2020 số công chức được tuyển dụng là 5.585 người, trong đó các đơn vị cấp tỉnh tuyển dụng 3.559 người (thông qua thi tuyển là 2.450 người, thông qua xét tuyển là 641 người, hình thức khác là 468 người); các đơn vị cấp huyện tuyển dụng 2.026 người (thông qua thi tuyển là 1.213 người, thông qua xét tuyển là 813 người). Tổng số công chức cấp xã được tuyển dụng là 694 người (thông qua thi tuyển là 298 người, thông qua xét tuyển là 396 người). Số viên chức được tuyển dụng là 56.425 trong đó các đơn vị cấp tỉnh tuyển 29.616 người (thông qua thi tuyển 8.001 người, thông qua xét tuyển 21.503 người, hình thức khác 112 người); các đơn vị cấp huyện tuyển 26.809 người (thông qua thi tuyển 8.903 người, thông qua xét tuyển 17.906 người). Số người được tuyển dụng thông qua hợp đồng lao động (theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) là 4.623 người, trong đó cấp tỉnh là 1.140 người, cấp huyện là 3.483 người.  

Việc thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ đã được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, điều kiện của cán bộ về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ, đội ngũ cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Theo báo cáo của các địa phương, trong năm 2020 số công chức được tuyển dụng là 5.585 người, trong đó các đơn vị cấp tỉnh tuyển dụng 3.559 người (thông qua thi tuyển là 2.450 người, thông qua xét tuyển là 641 người, hình thức khác là 468 người); các đơn vị cấp huyện tuyển dụng 2.026 người (thông qua thi tuyển là 1.213 người, thông qua xét tuyển là 813 người). Tổng số công chức cấp xã được tuyển dụng là 694 người (thông qua thi tuyển là 298 người, thông qua xét tuyển là 396 người). Số viên chức được tuyển dụng là 56.425 trong đó các đơn vị cấp tỉnh tuyển 29.616 người (thông qua thi tuyển 8.001 người, thông qua xét tuyển 21.503 người, hình thức khác 112 người); các đơn vị cấp huyện tuyển 26.809 người (thông qua thi tuyển 8.903 người, thông qua xét tuyển 17.906 người). Số người được tuyển dụng thông qua hợp đồng lao động (theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) là 4.623 người, trong đó cấp tỉnh là 1.140 người, cấp huyện là 3.483 người.

Tuy nhiên qua giám sát cũng cho thấy, tình trạng vi phạm về thời hạn ban hành quyết định bổ nhiệm lại còn xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương, nhất là ở cấp tỉnh, với tỷ lệ tương đối cao (437/1.502 trường hợp, chiếm tỷ lệ 29,23%). Trong quá trình giám sát, đã phát hiện trường hợp có dấu hiệu vi phạm điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã kịp thời ban hành công văn đề nghị cấp ủy địa phương rà soát để xử lý đúng quy định. Từ kết quả giám sát, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có liên quan.

Trong giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo ở địa phương, cơ sở năm 2022, đến thời điểm hiện nay, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đang triển khai giám sát vụ việc liên quan đến giải quyết khiếu nại của ông Phạm Thanh Hải, trú tại Phòng 1505, CT1 KNO và TTTM Hà Cầu, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, TP. Hà Nội liên quan đến việc bị khởi tố, truy tố oan sai về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 của Bộ Luật hình sự năm 1999 (Điều 174 của Bộ Luật hình sự năm 2015). Theo kế hoạch, trong năm nay, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì giám sát 5 vụ việc khiếu nại, tố cáo ở địa phương, cơ sở.

Đối với giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp thông qua theo dõi việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân, báo cáo cho biết, từ tháng 10/2021 đến hết tháng 4/2022, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý 1.561 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân, trực tiếp tiếp 39 lượt công dân. UBTƯ MTTQ Việt Nam đã phân loại, xử lý và ban hành 32 văn bản hướng dẫn khiếu nại; 34 văn bản chuyển đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh, ban hành 2 văn bản đôn đốc giải quyết,  2 văn bản kiến nghị cơ quan chức năng đề nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục triển khai các nội dung, nhiệm vụ đã đề ra tại Kế hoạch số 388/KH-MTTW-UB ngày 31/12/2021 về giám sát và phản biện xã hội năm 2022, chú trọng thực hiện các nội dung giám sát đã được phân công chủ trì thực hiện, hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thực chất.

Theo kế hoạch trong năm 2022, MTTQ Việt Nam chủ trì giám sát 5 nội dung gồm: Giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên (theo Quy định số 124); Giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; Giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025); Giám sát việc thực hiện công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản