Tin mới

Làm rõ trường hợp dự án dầu khí là dự án quan trọng quốc gia

(Mặt trận) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, quy định về trường hợp dự án dầu khí là dự án quan trọng quốc gia trong dự thảo Luật chưa bảo đảm tính đồng bộ trong quan điểm tiếp cận đối với đầu tư dầu khí là hoạt động có tính đặc thù. Chính phủ cần làm rõ nội dung này.

MTTQ huyện Gio Linh tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội

Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ 27 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

MTTQ huyện Thuận Châu phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Quang cảnh Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long 

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Ba, sáng nay, 3.6, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí

 Theo Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày, qua thực tiễn đánh giá thi hành Luật Dầu khí năm 1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000, 2008, Bộ Công Thương nhận thấy, Luật Dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này trong những năm qua đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành dầu khí trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động dầu khí cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập, tập trung vào các vấn đề thực tế phát sinh mang tính đặc thù của hoạt động dầu khí nhưng chưa được quy định cụ thể bởi Luật Dầu khí và các VBQPPL dưới Luật hoặc quy định chưa phù hợp với thực tiễn đã có những thay đổi. Một số vấn đề được quy định trong Luật Dầu khí nhưng chưa đồng bộ với các quy định pháp luật khác hoặc đang được quy định tại các văn bản dưới Luật cần được quy định trong Luật Dầu khí để nâng cao hiệu lực thi hành và bảo đảm tính đồng bộ, tương thích với các Luật khác có liên quan.

 Xuất phát từ thực tiễn quản lý, thực trạng thi hành pháp luật và bối cảnh tình hình hiện nay, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) để thay thế Luật Dầu khí hiện hành là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) gồm 11 Chương, 64 điều;  kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Dầu khí hiện hành, bảo đảm tính ổn định, liên tục của các hợp đồng dầu khí, Hiệp định đã ký kết; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.

Bảo đảm thống nhất, phù hợp với thực tế

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) theo mục đích, quan điểm đã nêu tại Tờ trình của Chính phủ. Nội dung dự thảo Luật phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013; tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Hồ sơ dự án Luật cơ bản bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy vậy, nhiều ý kiến đề nghị sửa tên Luật theo nội hàm phạm vi điều chỉnh của dự án Luật. Hiện nay, dự án Luật không điều chỉnh hoạt động dầu khí trung nguồn và hạ nguồn cũng như hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí.

 Về trường hợp dự án dầu khí là dự án quan trọng quốc gia theo quy định của Luật Đầu tư công, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, đây là quy định mới, tuy nhiên, chưa có đánh giá tác động cụ thể. Quy định như dự thảo Luật chưa bảo đảm tính đồng bộ trong quan điểm tiếp cận đối với hoạt động đầu tư dầu khí là hoạt động có tính đặc thù và khác với Luật Đầu tư đã phân biệt giữa thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Dầu khí; chưa có quy định về quyết định đầu tư, ký kết hợp đồng dầu khí và các nội dung khác có liên quan đến triển khai hoạt động đầu tư dầu khí đối với các dự án dầu khí thuộc thẩm quyền của Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

“Đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ nội dung này; chỉnh sửa theo hướng những nội dung liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Dầu khí, không phân biệt dự án theo tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư công, bảo đảm thống nhất, phù hợp với thực tế và tính đặc thù của điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí; đồng thời, bổ sung quy định rõ ràng, cụ thể tại Điều 4 dự thảo Luật về trường hợp này”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng lưu ý, về ưu đãi trong hoạt động dầu khí, đề nghị bổ sung thuyết minh cụ thể về mức đóng góp trở lại đối với ngân sách nhà nước và hiệu quả của các mức ưu đãi để thu hút nhà đầu tư. Bổ sung nội dung giao Chính phủ quy định về thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư; thời hạn xác định nhà thầu, nhà đầu tư quan tâm, thời hạn thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là điều kiện để áp dụng ưu đãi đặc biệt. Rà soát các tiêu chí xác định đối tượng ưu đãi bảo đảm chặt chẽ, cụ thể, bổ sung các tiêu chí định lượng.

Đồng thời, cần cân nhắc quy định “Thủ tướng Chính phủ quyết định các điều kiện đặc biệt của hợp đồng dầu khí thuộc thẩm quyền của Chính phủ” chưa rõ nội hàm, chưa bảo đảm thống nhất về thẩm quyền. Bổ sung quy định về ưu đãi có thời hạn và trên cơ sở kết quả thực hiện dự án; bổ sung quy định về không áp dụng đối với các dự án đã được ký kết hợp đồng, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước thời điểm Luật này có hiệu lực. “Tiếp tục nghiên cứu, quy định về các hình thức, cơ chế ưu đãi đầu tư khác ngoài ưu đãi về thuế và mức thu hồi chi phí”, Chủ nhiệm Ủy ban Vũ Hồng Thanh nói.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản