Tin mới

MTTQ huyện Bắc Mê tích cực thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội

(Mặt trận) -Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình trong những năm qua, MTTQ huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang đã triển khai, thực hiện hiệu quả vai trò giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Dân giám sát, dân thụ hưởng ở Tuyên Quang

Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Ninh Bình

Đổi mới nội dung giám sát, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

 Đoàn giám sát thực tế tại xã Phú Nam (Bắc Mê)

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Năm 2022, MTTQ huyện Bắc Mê đề ra các nội dung giám sát gồm: Giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid – 19; giám sát việc trồng rừng gắn với cây dược liệu; giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với các nội dung: Thực hiện Nghị định số 4 của Chính phủ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, xã, thị trấn; thực hiện Pháp lệnh số 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên; giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài…

Đồng chí Triệu Trung Kiên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Bắc Mê cho biết: “Trên cơ sở kiểm tra, giám sát hàng năm, MTTQ huyện đã thành lập đoàn giám sát, quá trình giám sát được tiến hành theo đúng kế hoạch đề ra, có sự đánh giá đạt, không đạt, tồn tại hạn chế, báo cáo cấp ủy cho ý kiến và thông báo đề xuất, kiến nghị yêu cầu đơn vị khắc phục. Trong và sau giám sát các đơn vị liên quan đều có sự phối hợp tốt. Qua quá trình giám sát cho thấy: Năm 2021, đầu năm 2022 các xã, cơ quan đều tổ chức hội nghị công chức, ban hành đầy đủ quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện tốt dân chủ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, giải quyết các chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức. Công tác phối hợp giữa UBND xã, MTTQ và các tổ chức đoàn thể hình thành nên mối liên kết. Các nội dung tuyên truyền cho nhân dân ngày càng phong phú, đa dạng đảm bảo tốt nội dung “Dân biết, dân bàn và quyết định trực tiếp, dân bàn và cấp có thẩm quyền quyết định, dân giám sát”…

Bên cạnh đó, quá trình kiểm tra, giám sát đã phát hiện và chỉ ra một số hạn chế tồn tại của các đơn vị, địa phương như: Ban giám sát đầu tư cộng đồng và Ban thanh tra nhân dân tại các xã chưa phát huy hết hiệu quả trong xây dựng Đảng, chính quyền và công tác đối thoại với nhân dân; Quy chế dân chủ thể hiện trên các trang thông tin điện tử của xã còn hạn chế; chưa niêm yết công khai một số nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; năng lực chuyên môn một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; Ban chỉ đạo quy chế dân chủ ở xã chưa được kiện toàn… Trước những hạn chế, khó khăn, đoàn giám sát đã đưa ra một số đề xuất: Cần tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ đoàn thể, Ban giám sát đầu tư cộng đồng; cấp ủy, chính quyền tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các thiếu sót, ngăn chặn, phản ánh từ cơ sở; nêu cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên trong thực hành dân chủ, tăng cường tiếp xúc, đối thoại hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Thông qua hoạt động giám sát và phản biện đã góp phần phát huy vai trò của MTTQ trong việc là đơn vị đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền. Các nội dung giám sát, phản biện xã hội đã theo hướng hiệu quả, thực chất và chủ động, lựa chọn những vấn đề lớn, quan trọng, liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân, đáp ứng tình hình thực tế.

Hoàng Yến

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản