Tin mới

MTTQ tỉnh Thanh Hóa: Tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể

(Mặt trận) -Thời gian qua, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH), góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, tạo đồng thuận trong xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Đảng lãnh đạo phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội để Nhân dân làm chủ

MTTQ huyện Gio Linh tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội

Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ 27 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

 

Từ sự giám sát chặt chẽ của ban giám sát đầu tư của cộng đồng, hệ thống đường giao thông thôn Vân Trung, xã Cát Vân (Như Xuân, Thanh Hóa) được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. 

Với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, MTTQ các cấp tỉnh Thanh Hóa có các hình thức giám sát trên nhiều lĩnh vực, cách thức tổ chức sáng tạo, đưa ra những kiến nghị thiết thực. Trong 5 năm (2015-2020), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các đoàn thể giám sát 123 cuộc; phối hợp với Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh giám sát 26 cuộc. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức giám sát độc lập được 4.293 cuộc; trong đó, cấp tỉnh giám sát 44 cuộc; cấp huyện 864 cuộc; cấp xã 3.386 cuộc. Nội dung giám sát tập trung vào các lĩnh vực được đông đảo người dân quan tâm như: thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người dân trong công tác giải phóng mặt bằng ở một số dự án trọng điểm; việc giải quyết, xử lý ô nhiễm môi trường; việc huy động đóng góp của Nhân dân để xây dựng nông thôn mới; việc thực hiện Chương trình 30a...

Đặc biệt, 9 tháng đầu năm 2020, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tập trung giám sát công tác chi trả hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại 21 huyện, thị xã, thành phố. Thông qua kiểm tra, giám sát, Ban Thường trực đã tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của Nhân dân; phát hiện những khó khăn, bất cập, góp ý trực tiếp đối với cơ quan cấp huyện, cấp xã và tổng hợp phản ánh kịp thời với Tỉnh ủy, UBND tỉnh để có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Công tác giám sát còn được đẩy mạnh thực hiện thông qua hoạt động của các ban thanh tra Nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Trong 5 năm, các ban thanh tra Nhân dân đã giám sát được 4.451 vụ, xác minh 425 vụ việc; qua giám sát đã kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 3.251 vụ việc. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát 6.598 công trình, dự án trên địa bàn xã, phường, thị trấn; kiến nghị xử lý 1.326 công trình vi phạm các quy định chỉ giới, quy trình thi công. Sau các cuộc giám sát, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã thông báo kết quả giám sát và kiến nghị các bộ, ngành Trung ương và địa phương sửa đổi, bổ sung các chính sách không còn phù hợp với thực tiễn, đề nghị cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành liên quan xem xét, giải quyết những tồn đọng và có biện pháp khắc phục những sai sót, hạn chế trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức PBXH đối với 998 dự thảo các văn bản của cấp ủy, các chương trình, đề án, các cơ chế, chính sách của chính quyền các cấp. Trong đó, cấp tỉnh phản biện 18 dự thảo văn bản; cấp huyện phản biện 160 dự thảo văn bản; cấp xã phản biện 820 dự thảo văn bản liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nhân dân. Nhiều ý kiến PBXH của Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, đánh giá cao; trở thành một kênh thông tin quan trọng, cần thiết giúp các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, quản lý, điều hành.

Tuy vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nhưng có thể khẳng định, hoạt động GS, PBXH góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ các cấp trong tỉnh thời gian qua đã đi vào nền nếp, trở thành hoạt động chủ yếu và thường xuyên, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các tầng lớp Nhân dân, được Đảng, chính quyền và Nhân dân ghi nhận.

Theo đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy, để không ngừng nâng cao chất lượng công tác GS, PBXH, trong thời gian tới, mặt trận, các đoàn thể tiếp tục phát huy vai trò chủ thể, chủ động, tích cực làm tốt việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch GS, PBXH hằng năm; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân về công tác GS, PBXH. Kết hợp liên thông 3 nhiệm vụ: giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tăng giám sát vụ việc qua giám sát giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; vấn đề báo chí, dư luận quan tâm, Nhân dân đang bức xúc, tăng đồng thuận xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ.

Phan Nga

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản