Tin mới

Những nhiệm vụ đặt ra cho công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(Mặt trận) - Thời gian qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho việc tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cũng đã từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động giám sát, phản biện xã hội, hướng vào những vấn đề Nhân dân quan tâm, bức xúc; chủ động, tích cực phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức thành viên phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; qua đó, góp phần quan trọng vào xây dựng Đảng, Nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

MTTQ huyện Thuận Châu phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

MTTQ tỉnh Lào Cai lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Phiên họp thứ 40 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sắp xếp bộ máy cần đảm bảo quyền lợi người lao động

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Ban Chỉ đạo với Đảng đoàn MTTQ Việt Nam 

Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội) và Quyết định 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền), qua 8 năm thực hiện, công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp nhiều nơi đã quan tâm xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, quan tâm xây dựng cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Thông qua giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân ngày càng được thể hiện rõ nét, được các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước, các cấp, ngành và Nhân dân đánh giá cao.

Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã dần đi vào nền nếp. Đến nay, việc thực hiện các chương trình giám sát đã đi vào thực chất, hiệu quả. Thông qua việc tập trung lựa chọn những vấn đề Nhân dân đang quan tâm, bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, xác định được các hình thức giám sát phù hợp, giám sát theo kế hoạch và đột xuất. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực hiện liên thông giữa tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chính sách pháp luật với lắng nghe ý kiến tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để giám sát kịp thời. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã làm tốt vai trò chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên. Hàng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã hiệp thương thống nhất xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội, làm rõ hơn vai trò chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của từng tổ chức chính trị - xã hội, khắc phục sự trùng lặp về nội dung, thời gian, địa bàn giám sát. Việc xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hàng năm luôn được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội bám sát Chương trình xây dựng luật, pháp luật hàng năm của Quốc hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã bước đầu phát huy được vai trò của các Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, Tổ tư vấn, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học trong các lĩnh vực để thực hiện giám sát, phản biện xã hội. Nhiều kiến nghị sau giám sát, sau phản biện xã hội có chất lượng tốt được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp thu, phản hồi, nhất là các kiến nghị sau giám sát, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, hạn chế vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được các cơ quan, tổ chức có dự thảo tiếp thu, chỉnh lý, góp phần nâng cao chất lượng các văn bản, đề án...

 Thông qua hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã giúp các cơ quan có thẩm quyền hoạch định, thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật, góp phần quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định tình hình Nhân dân, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trên cơ sở những thành tựu đạt được và chỉ rõ những hạn chế tồn tại sau gần 30 năm thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đặc biệt là gần 10 năm thi hành Hiến pháp năm 2013 và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015; có thể thấy công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói chung, công tác giám sát và phản biện xã hội nói riêng đang đứng trước những nhiệm vụ vừa trước mắt, vừa lâu dài trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Thứ nhất, cùng với toàn bộ hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải nâng cao và thống nhất nhận thức, đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó nhấn mạnh giá trị cốt lõi đầu tiên của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đề cao quyền làm chủ của Nhân dân để làm tốt hơn công tác giám sát và phản biện xã hội. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì quyền lực chính trị của Đảng lãnh đạo và quyền lực quản lý của Nhà nước có được bắt nguồn từ quyền lực của Nhân dân. Vị thế và quyền uy lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có được là từ quyền lực của Nhân dân giao cho thông qua quyền lập hiến của mình. Vì thế, quyền lực chính trị của Đảng và quyền lực của Nhà nước được tổ chức và hoạt động trong giới hạn và bị kiểm soát bởi chủ quyền của Nhân dân là bởi các quy định của Hiến pháp. Hiến pháp và pháp luật trở thành phương tiện để Nhân dân giao quyền, Nhân dân ủy quyền quyền lực của mình cho Nhà nước và là phương tiện để Nhân dân giám sát quyền lực nhà nước. Giám sát xã hội và phản biện xã hội mà Hiến pháp năm 2013 quy định chính là Nhân dân bằng quyền lập hiến của mình giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một thiết chế chính trị - xã hội có quyền thay mặt Nhân dân kiểm soát trước để phòng ngừa những khiếm khuyết, chủ quan duy ý chí trong các dự thảo chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, cùng với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội góp phần hoàn thiện thể chế về thực hành dân chủ, bảo đảm chủ quyền thuộc về Nhân dân, vai trò chủ thể, trung tâm của Nhân dân. Thông qua hoạt động giám sát, một mặt Mặt trận Tổ quốc góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đồng thời Mặt trận Tổ quốc phát hiện những “lỗ hổng” của pháp luật để kiến nghị hoàn thiện và bằng công tác phản biện xã hội, Mặt trận Tổ quốc góp phần vào hoạt động lập pháp của Quốc hội và lập quy của Chính phủ, phòng, chống được chủ quan, duy ý chí, lợi ích nhóm… ngay từ giai đoạn xây dựng hình thành chính sách, pháp luật.

Thứ ba, thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận Tổ quốc góp phần nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền công dân. Tiếp tục thể chế hóa các quyền Hiến pháp quy định, tổ chức thực hiện tốt pháp luật về quyền con người, quyền công dân, góp phần cùng với Nhà nước xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Đề cao trách nhiệm của các thiết chế nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là một trong những giá trị cốt lõi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được điều đó, phải gắn kết giữa hoạt động giám sát và phản biện xã hội với việc góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân về quyền con người, quyền công dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức thông tin rút ra từ các hoạt động giám sát, phản biện xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, góp phần cùng với Nhà nước hình thành xã hội pháp quyền.

Thứ tư, thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần cùng với Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua hoạt động giám sát, phản biện xã hội.

Thứ năm, thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội, gắn kết chặt chẽ với việc góp phần thúc đẩy các cơ quan nhà nước nâng cao năng lực thực thi pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật, phát hiện và xử lý kịp thời, công bằng, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực sự có hiệu quả khi đưa ra các kiến nghị có ý nghĩa thúc đẩy việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế.

Thứ sáu, thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước theo cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo đó, thông qua giám sát các cuộc bầu cử đại biểu dân cử, phản biện xã hội về các dự án luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội mà góp phần xây dựng và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Thông qua giám sát các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật và phản biện các dự thảo chính sách, Mặt trận góp phần xây dựng Chính phủ và chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, kiến tạo, phát triển. Thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận Tổ quốc góp phần xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp liêm chính, đạo đức, trách nhiệm.

GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm HĐTV về Dân chủ - Pháp luật, UBTW MTTQ Việt Nam

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản