Tin mới

Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

(Mặt trận) - Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc chỉ bán vàng miếng mà không mua vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu thực hiện giải pháp tăng cung vàng. Hiện nay đã có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng. Còn câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân thì có thể vì một vài lý do nào đó, có thể vì cân đối tiền.

MTTQ tỉnh Lào Cai lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Phiên họp thứ 40 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sắp xếp bộ máy cần đảm bảo quyền lợi người lao động

Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Hồ Long 

Chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế chỉ còn 3 – 4 triệu đồng/lượng

Quan tâm đến giải pháp quản lý thị trường vàng, ĐBQH Lưu Văn Đức (Đắk Lắk) nêu rõ, ngày 14.4.2024, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 160 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp bàn về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới. Trong đó, giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ và giải pháp để bình ổn và quản lý thị trường.

Đại biểu đề nghị Thống đốc NHNN Việt Nam cho biết thời gian qua đã thực hiện yêu cầu trên như thế nào và tác động đến giá vàng, thị trường vàng trong hiện tại và tương lai ra sao?

Trả lời chất vấn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, thị trường vàng của Việt Nam biến động là diễn biến chung như các nước trên thế giới. Vì nhiều năm nay, khi giá vàng tăng cao, NHNN đã tham mưu trình Chính phủ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và đã thực hiện các giải pháp ổn định từ năm 2013.

Thực tế cho thấy, từ năm 2014 – 2019, thị trường vàng tương đối ổn định và nhu cầu mua vàng của người dân giảm. Từ năm 2021 giá vàng thế giới tăng cao, theo đó, giá vàng trong nước tăng. Từ năm 2021 – tháng 6.2024, NHNN Việt Nam chưa can thiệp.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến tháng 6.2024, giá vàng quốc tế lập đỉnh cao, chênh lệch giá vàng giữa trong nước và quốc tế tăng cao. Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt. Căn cứ vào pháp luật hiện hành, NHNN đã tổ chức đấu thầu, thực hiện 9 phiên đấu thầu (đây vốn là giải pháp đã thực hiện rất hiệu quả trong năm 2013).

Song trong bối cảnh mới, giá vàng thế giới lập đỉnh cao, tâm lý, kỳ vọng của thị trường cũng cao, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước vẫn ở mức cao. Do đó, NHNN đã chuyển sang phương án là bán trực tiếp qua 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC.

"Nhờ cách thức này, chênh lệch giá vàng ở trong nước và quốc tế đang từ 15 – 18 triệu đồng/lượng, đến giờ chỉ còn 3 – 4 triệu đồng/lượng”.

Nhấn mạnh điều này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng nêu rõ, “thị trường vàng vẫn còn diễn biến khó lường, phức tạp. Chúng ta là nước không sản xuất vàng, nên việc can thiệp phụ thuộc vào nhập khẩu vàng quốc tế. NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến này để đưa ra chính sách bình ổn thị trường vàng”.

Tránh tình trạng bình ổn thị trường lại gặp rủi ro về chất lượng

Có cùng sự quan tâm, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đặt vấn đề, vừa qua việc bán vàng miếng của NHNN, bình ổn giá vàng được nhân dân rất đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên NHNN chỉ bán và không mua.

“Nếu người dân muốn bán vàng do nhu cầu muốn sử dụng tiền mặt thì bán ở đâu? Ngân hàng không mua thì các cửa hàng vàng khác cũng không mua. Mặt khác, ngân hàng bán vàng chỉ bán ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, sao không bán khắp cả nước cho người dân có nhu cầu mua thuận lợi, dễ dàng”, đại biểu đặt câu hỏi.

Trả lời nội dung này, Thống đốc NHNN Việt Nam nêu rõ “khi đánh giá xem xét thị trường vàng, từ năm 2014 đến nay, NHNN không cung vàng miếng ra thị trường vì NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng. Với bối cảnh và nhu cầu gia tăng, NHNN cung vàng và chưa đặt vấn đề mua lại.”

Trong giai đoạn này, NHNN chủ yếu thực hiện giải pháp tăng cung vàng. Hiện nay đã có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng. "Còn câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân thì có thể vì một vài lý do nào đó, có thể vì cân đối tiền…”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.

Cũng theo Thống đốc, NHNN chỉ cấp phép đối với doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng, chứ không quy định bắt buộc ở địa điểm nào. Các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng sẽ tự xem xét đánh giá trên nhu cầu của các tỉnh, thành phố để mở ra các điểm mua, bán vàng miếng.

Qua tổng hợp của chi nhánh ngân hàng các tỉnh, thành phố cho thấy, nhu cầu mua bán vàng chủ yếu ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. Ở các tỉnh, thành khác trong cả nước không có hiện tượng người dân mua vàng và xếp hàng mua vàng.

Chưa đồng tình với trả lời của Thống đốc, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, NHNN bán vàng miếng nhưng lại không mua, dẫn đến thực tế ở ngoài thị trường vàng cũng không mua vàng miếng, buộc người dân phải bán ở “chợ đen”. Vậy tại sao chúng ta bán và không mua, để tạo thuận lợi cho người dân?.

“Người dân cần tiền, muốn bán vàng miếng thì Ngân hàng cần mua lại để dòng tiền được lưu chuyển, nhất là lượng vàng trong dân rất nhiều, nhưng bán lại không được mua lại”, đại biểu lưu ý.

Đối với việc mua vàng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, các tổ chức tín dụng thực hiện theo yêu cầu của NHNN để bình ổn thị trường vàng. Khi các tổ chức tín dụng này mua vàng, thì có thực tế là phải kiểm định hàm lượng vàng, buộc tổ chức tín dụng đầu tư trang thiết bị, con người để nhận biết, tránh tình trạng khi tham gia bình ổn thị trường vàng lại gặp rủi ro về chất lượng vàng.

“Chúng tôi sẽ cân nhắc vấn đề này khi tổng kết Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và sẽ có đề xuất mới về thị trường vàng miếng, có giải pháp để xử lý. Tuy nhiên, hiện nay 22 tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp cũng có chi nhánh để mua bán vàng ở nhiều nơi. Việc không mua có thể có nhiều nguyên nhân, đặc biệt do thị trường vàng biến động cao, giá vàng thế giới trong một ngày giá vàng tăng cao lại xuống, mỗi doanh nghiệp mua đều phải cân nhắc để phòng ngừa rủi ro.” Thống đốc nhấn mạnh

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản