Tin mới

Vĩnh Phúc: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát đầu tư công cộng đồng

(Mặt trận) - Những năm qua, công tác giám sát của cộng đồng được Ủy ban MTTQ tỉnh triển khai hiệu quả. Hoạt động của các Ban giám sát đầu tư công cộng đồng (GSĐTCCĐ) đã góp phần phát huy dân chủ ở cơ sở, hạn chế thất thoát lãng phí và nâng cao chất lượng công trình, đặc biệt là đối với công trình thí điểm xây dựng mô hình Làng văn hóa kiểu mẫu (LVHKM) của tỉnh đang được triển khai.

Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính của 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Phấn đấu từ nay đến hết năm 2024, kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án, 2 vụ việc

Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng

 Đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng mô hình LVHKM tại huyện Tam Dương. Ảnh: Trà Hương

Thôn Khoái Trung, xã Đức Bác, huyện Sông Lô có 275 hộ dân với hơn 1.340 nhân khẩu. Nhân dân trong thôn chủ yếu làm nông nghiệp, một vài hộ dân kinh doanh dịch vụ, buôn bán; một số đi xuất khẩu lao động và làm công nhân ở các khu công nghiệp trong, ngoài tỉnh.

Là thôn được chọn thí điểm xây dựng mô hình LVHKM của tỉnh, đến nay, 100% nhân dân đều phấn khởi, đồng thuận, tình nguyện hiến đất, bàn giao mặt bằng và sẵn sàng chung tay cùng chính quyền địa phương tham gia xây dựng mô hình.

Quá trình vận động, nhân dân trong thôn đã ủng hộ gần 100 triệu đồng, tham gia gần 400 ngày công hỗ trợ giải phóng mặt bằng. MTTQ xã Đức Bác đã thành lập Ban GSĐTCCĐ với 7 thành viên cùng tham gia giám sát các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân.

Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Khoái Trung Đỗ Văn Thuận cho biết: "Sau khi các công trình xây dựng LVHKM khởi công, Ban GSĐTCCĐ phối hợp với chi bộ, Ban công tác mặt trận, tổ trưởng tổ liên gia cùng tham gia giám sát các hạng mục với phương châm “dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra - dân giám sát - dân hưởng thụ”.

Qua giám sát, Ban GSĐTCCĐ thông tin kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền xử lý những vướng mắc nhằm bảo đảm về thiết kế, chất lượng thi công công trình".

Để phát huy hiệu quả vốn đầu tư trong xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là những công trình thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), hằng năm, MTTQ tỉnh và các huyện, thành phố tổ chức hội nghị tuyên truyền, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho thành viên của Ban GSĐTCCĐ; giao MTTQ cấp xã thành lập và chỉ đạo trực tiếp các Ban GSĐTCCĐ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ.

Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 152 Ban GSĐTCCĐ với 1.259 thành viên. Từ đầu năm đến nay, MTTQ tỉnh đã tổ chức 3 hội nghị trong hệ thống mặt trận và triển khai riêng tới Chủ tịch Ủy ban MTTQ các huyện, xã xây dựng LVHKM, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để các Ban GSĐTCCĐ thực hiện.

Ngoài việc bồi dưỡng, tuyên truyền, MTTQ tỉnh đã kiểm tra, chỉ đạo thực hiện đối với 9 huyện, thành phố và một số cơ sở để phát huy vai trò giám sát đầu tư của cộng đồng, của nhân dân.

Đến nay, có 26/30 xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình LVHKM thành lập Ban GSĐCCĐ, hiện còn 4 địa phương xây dựng mô hình LVHKM chưa thành lập Ban GSĐTCCĐ, gồm xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương; xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường; xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch và xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên.

Từ năm 2017-2022, Ban GSĐTCCĐ đã giám giát 2.705 công trình, dự án, trong đó hầu hết là các dự án do UBND cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu tư và một số ít các công trình do cộng đồng đóng góp.

Tổ chức hơn 30 cuộc tuyên truyền, phố biến các nội dung của Luật Đầu tư công và các nghị định của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư đến cán bộ chuyên trách MTTQ cấp huyện, cấp xã, các thành viên Ban GSĐTCCĐ và nhân dân để chủ động trong việc theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của chủ đầu tư, các nhà thầu; theo dõi và phát hiện các tác động tiêu cực của dự án về môi trường, hiệu quả của dự án, những vi phạm trong quá trình thực hiện dự án, việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tái định cư…

Thông qua hoạt động giám sát, 500/550 vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền tiếp thu, xử lý, đạt hơn 90%. Hoạt động của các Ban GSĐTCCĐ góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo cho các công trình, dự án đầu tư đúng quy định của pháp luật, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sự đồng thuận của xã hội.

 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nguyễn Tuấn Khanh cho biết: "Những năm qua, hoạt động của các Ban GSĐTCCĐ trên địa bàn tỉnh góp phần tích cực trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng, lãng phí trong xây dựng công trình, dự án trên địa bàn, tạo lòng tin trong nhân dân.

Những ý kiến, kiến nghị gửi tới các cấp có thẩm quyền đều được xem xét giải quyết, nhiều công trình, dự án đầu tư đã được điều chỉnh phù hợp. Hoạt động của các Ban GSĐTCCĐ đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện dân chủ ở cở sở, hạn chế, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý và thi công các công trình, dự án ở địa phương, đem lại quyền lợi thiết thực cho nhân dân".

Để phát huy hiệu quả hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng, thời gian tới, Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp tục tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban MTTQ các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về GSĐTCCĐ, bảo đảm các thành viên Ban GSĐTCCĐ là những người có uy tín trong xã hội, có kinh nghiệm, nhiệt tình, có chuyên môn về kiến trúc, xây dựng.

Tăng cường phối hợp giữa MTTQ với chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của Ban GSĐTCCĐ; định kỳ sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời cán bộ mặt trận các cấp, Trưởng Ban GSĐTCCĐ nhằm nâng cao năng lực giám sát, nắm bắt được những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước cũng như các quy trình giám sát đầu tư xây dựng cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác GSĐTCCĐ, nhất là trong giám sát thi công các hạng mục LVHKM của tỉnh.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản