Tin mới

Yên Phong xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

(Mặt trận) -Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Kết luận số 120-KL/TW ngày 7-1-2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở” được các cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và đi vào nền nếp.

Thực trạng và giải pháp hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên

Nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong tiếp thu, giải trình, giải quyết và phản hồi kiến nghị sau giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam

Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính của 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 Người dân thôn Thân Thượng xã Yên Trung, tham gia dọn vệ sinh môi trường.

Để nâng cao chất lượng xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ sở, huyện Yên Phong thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp bảo đảm cơ cấu, thành phần. Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC huyện hiện có 22 thành viên, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC các xã, thị trấn có 224 thành viên. Hằng năm, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp. Trong đó, quan tâm gắn việc thực hiện QCDC với triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương. Đẩy mạnh quán triệt chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước về xây dựng thực hiện QCDC ở cơ sở với nhiều hình thức phù hợp như trong sinh hoạt Đảng, đoàn thể, hội nghị nhân dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng,... Hướng dẫn các chi, đảng bộ, cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế, quy ước về thực hiện QCDC ở cơ sở.  

Hiện nay, 100% chi bộ, đảng bộ xây dựng và ban hành quy chế làm việc đề ra các quy định thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức Đảng; chính quyền các cấp xây dựng nội quy, quy chế, quy định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước gắn với đánh giá, xếp loại cơ quan, đơn vị.

Điểm nổi bật trong thực hiện QCDC ở cơ sở tại huyện Yên Phong thời gian qua là lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện duy trì lịch tiếp công dân vào các ngày 15, 20 và ngày 30 hàng tháng; thực hiện nghiêm Quyết định số 819 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Quy định lãnh đạo các cấp thực hiện đối thoại trực tiếp với nhân dân”. Tại các cuộc đối thoại, tiếp dân, nhiều nội dung phản ánh của công dân được xem xét, trả lời trực tiếp. Đối với những vụ việc có nội dung phức tạp được lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật. Từ đầu năm 2016 đến tháng 6-2021, toàn huyện tổ chức 224 hội nghị đối thoại; tiếp 1.225 lượt công dân, tiếp nhận 784 đơn phản ánh 568 vụ việc, giải quyết 762 vụ việc, 22 vụ việc đang trong quá trình giải quyết.
UBND huyện duy trì tốt hoạt động của Trung tâm Hành chính công, UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, minh bạch quy trình tiếp nhận, xử lý công việc. Hiện nay, 100% cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn áp dụng thực hiện hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001-2015 tạo điều kiện thuận lợi cho người dân kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị; qua đó tác phong làm việc, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ được nâng cao. Các xã, thị trấn thực hiện nghiêm phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Công khai và tổ chức họp dân để nhân dân tham gia bàn bạc, quyết định mức huy động các nguồn đóng góp tự nguyện để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các công trình có liên quan đến quyền, lợi ích của người dân; tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự án, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, giao đất,... Qua đó, góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân với  Đảng, chính quyền, huy động nội lực sức dân tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện phong trào xây dựng Nông thôn mới, 5 năm qua nhân dân trong huyện đóng góp hơn 30.000 ngày công lao động; tự nguyện tháo dỡ tường, hàng rào, công trình phụ, hiến đất thổ cư với tổng giá trị hàng tỷ đồng để làm đường giao thông, sửa chữa, nâng cấp kênh mương nội đồng, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa. Tiêu biểu như: Nhân dân thôn Thượng Thôn (xã Đông Tiến) hiến hơn 3.000 m2 làm đường giao thông nông thôn; nhân dân thôn Đại Chu, thôn Chi Long (xã Long Châu) hiến hơn 1,5 ha xây dựng trường mầm non và làm đường giao thông; nhân dân thôn Yên Tân (Hòa Tiến) hiến hơn 10.000 m2 đất mở rộng đường giao thông;…

Xây dựng và thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Huyện đạt các tiêu chí Nông thôn mới từ cuối năm 2020, hiện giữ vững và nâng cao các tiêu chí theo hướng bền vững. Đời sống người dân được nâng cao với thu nhập bình quân đạt hơn 75 triệu đồng/người/năm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh nhằm nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần của người dân tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định. Hằng năm, huyện có hơn 80% số thôn đạt danh hiệu Làng văn hóa, hơn 90% số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa.

Phương Mai

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản