Tin mới

Bắc Giang: Ký kết Chương trình phối hợp về công tác hòa giải ở cơ sở giữa Sở Tư pháp với Ủy ban MTTQ tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy

(Mặt trận) -Chiều 9/02/2022, Sở Tư pháp đã phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy ký kết Chương trình phối hợp nâng cao chất lượng công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở giai đoạn 2022- 2026 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 29/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh; nhằm tăng cường sự phối hợp trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của các tầng lớp Nhân dân, đồng thời kịp thời giải quyết những mâu thuẫn ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở, góp phần giảm thiểu đơn thư, khiếu nại, tố cáo vượt cấp cũng như huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở; chiều ngày 09/02/2022, Sở Tư pháp đã phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy ký kết Chương trình phối hợp nâng cao chất lượng công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở giai đoạn 2022- 2026 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

 Quang cảnh lễ ký kết

Dự Lễ ký kết có các đồng chí: Trần Công Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Phạm Văn Thịnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Đỗ Thị Việt Hà - Giám đốc Sở Tư pháp; các đồng chí lãnh đạo các cơ quan; lãnh đạo và công chức phòng, ban tham mưu trực tiếp của các cơ quan.

Theo Chương trình phối hợp được ký kết, các cơ quan đã thống nhất xác định 10 nhiệm vụ trọng tâm phối hợp về công tác PBGDPL; 06 nhiệm vụ trọng tâm phối hợp về công tác hòa giải ở cơ sở gồm:

 Về công tác PBGDPL: (i) Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (09/11) thiết thực, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu, nhận thức của cán bộ, Nhân dân đặc biệt là Nhân dân ở cơ sở. (ii) Nâng cao nhận thức của Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên; hệ thống các cơ quan dân vận trên địa bàn tỉnh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL. (iii) Phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ làm công tác PBGDPL, mặt trận, dân vận. (iv) Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL; đa dạng hóa các hình thức, phương thức PBGDPL. (v) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả gắn với từng chủ đề nội dung, đối tượng trong công tác PBGDPL. (vi) Vận dụng kỹ năng dân vận khéo trong PBGDPL, gắn PBGDPL với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. (vii) Kịp thời định hướng nội dung, hình thức PBGDPL. (viii) Quan tâm bố trí nguồn kinh phí, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện công tác PBGDPL cho các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (ix) Tăng cường thông tin các vụ việc vi phạm pháp luật nổi cộm, được dư luận quan tâm. (x) Tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên ở cơ sở.

Về công tác hòa giải ở cơ sở, phối hợp tập trung: (i) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở. (ii) Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải trên địa bàn. (iii) Phát huy sự tham gia chủ động, tích cực của MTTQ các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội và của người dân trong công tác hòa giải ở cơ sở. (iv) Tổ chức tập huấn, biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. (v) Định kỳ hàng năm, mỗi huyện, thành phố lựa chọn 01 xã, phường, thị trấn để xây dựng mô hình điểm về công tác hòa giải ở cơ sở gắn với mô hình “dân vận khéo” của hệ thống cơ quan dân vận. (vi) Tổ chức kiểm tra, tổng kết và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

Để thực hiện có hiệu quả các nội dung ký kết, các cơ quan đã thống nhất phân công rõ trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp cho từng cơ quan trong việc thực hiện các nội dung phối hợp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan và phù hợp với tình hình thực tế.

Phát biểu tại Lễ ký kết, đồng chí Trần Công Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang thay mặt lãnh đạo các cơ quan ký kết đã đánh giá cao kết quả công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua giữa các cơ quan Mặt trận, Dân vận và Tư pháp. Đồng chí nhấn mạnh, sau khi ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2022 - 2026, định kỳ hàng năm, từng cơ quan sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện; đồng thời tiếp tục phát huy cao tinh thần trách nhiệm và tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện Chương trình để Chương trình phối hợp sớm đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức; ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của các tầng lớp Nhân dân và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác hòa giải ở cơ sở./.

P.T

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản