Tin mới

Bắc Ninh: Phát huy vai trò của MTTQ trong lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(Mặt trận) -Lấy ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân. Thực hiện vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, Ủy ban MTTQ các cấp tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tổ chức lấy ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, phát huy quyền làm chủ, tạo đồng thuận xã hội trong xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Luật.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

 Đại biểu tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Thực hiện các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và của tỉnh, ngày 7-2-2023, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch số 95 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đến Ủy ban MTTQ, các tổ chức thành viên các cấp, các sở, ngành, địa phương và toàn thể nhân dân trong tỉnh. Đồng thời, phối hợp với Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, các tổ chức thành viên tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung và tầm quan trọng của việc lấy ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Hình thức tuyên truyền đa dạng như: Thông qua Trang thông tin điện tử Ủy ban MTTQ tỉnh, trên Trang cộng đồng fanpage - facebook của MTTQ các cấp; phối hợp với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đưa tin các hoạt động lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh tổ chức; lồng ghép vào các hội nghị của các khu dân cư… Qua đó, nhân dân nắm bắt được nội dung, tầm quan trọng của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

Việc tiến hành lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên thực hiện khẩn trương, nghiêm túc; đảm bảo dân chủ, công khai, minh mạch. Từ tháng 2 đến hết tháng 3-2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ  các cấp phối hợp với HĐND, UBND cùng cấp tổ chức 137 hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với hơn10.000 lượt ý kiến tham gia góp ý trực tiếp và bằng văn bản. Các tổ chức thành viên xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) từ tỉnh đến cơ sở, các chi hội ở khu dân cư và các đoàn viên, hội viên, đến nay có hơn 7.000 lượt ý kiến tham gia đóng góp ý kiến.
Trên cơ sở tập hợp các ý kiến, Ủy ban MTTQ các cấp tiến hành phân loại các ý kiến đóng góp theo từng chương, từng lĩnh vực, đặc biệt chú trọng tập hợp, phân tích những ý kiến đóng góp về một số nội dung nổi bật, điểm mới trong Dự thảo, những ý kiến đối với nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân và việc cụ thể hóa những chủ trương, đường lối của Đảng. Quá trình tập hợp, tổng hợp các ý kiến được thực hiện khẩn trương, bài bản bảo đảm tính trung thực, đầy đủ và khách quan. Qua tổng hợp, hầu hết các ý kiến đều đánh giá việc sửa đổi Luật Đất đai là một vấn đề rất cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều nội dung mới và có định hướng trong Văn kiện Đại hội Đảng khóa XIII, các nghị quyết, kết luận của Đảng, của Quốc hội. Đặc biệt đã thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” và giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nhiều quy định trong Dự thảo Luật vẫn còn chung chung, chưa cụ thể; chưa thể chế đầy đủ các chính sách mới trong Nghị quyết số 18-NQ/TW; nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm, cần tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng, cụ thể hóa chính sách bảo đảm đồng bộ, khả thi, hiệu quả; còn nhiều nút thắt, mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất; cần quy định rõ hơn về phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực, giám sát thực hiện, khắc phục ách tắc, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất, giảm khiếu kiện về đất đai...

Ông Lê Đức Kỳ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh khẳng định: Với việc tổ chức lấy kiến nhân dân rộng rãi, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Luật. Đồng thời, đó cũng là minh chứng rõ nét cho việc Đảng, Nhà nước luôn chú trọng phát huy vai trò của nhân dân trong tham gia xây dựng pháp luật. Toàn bộ ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân thời gian qua được Ủy ban MTTQ tỉnh tổng hợp chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét, tiếp thu theo đúng quy định. Thời gian tới, MTTQ các cấp trong tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động và tiếp nhận ý kiến của người dân tham gia góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đồng bộ, thống nhất, phù hợp với xu thế phát triển.

Theo Báo Bắc Ninh

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản