Tin mới

Bến Tre: Hạn mặn bủa vây, người dân thiếu nước ngọt

(Mặt trận) - Ngày 4/3, Đoàn công tác liên ngành do ông Trần Văn Sinh, Trưởng ban Phong trào, UBTƯ MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bến Tre để nắm bắt về tình hình hạn mặn đang diễn ra rất gay gắt trên địa bàn.

Rộn ràng đón Ngày hội Đại đoàn kết ở bản Gia Khâu 1

Ấp Trà Kháo tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Quảng Bình: Bản đầu tiên tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Đồng lúa xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) bị nhiễm mặn, mất mùa. Ảnh: Thu Hiền.

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, ông Trần Ngọc Tam- ảnh hưởng của mặn rất gay gắt, nghiêm trọng, làm đảo lộn đời sống sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân, làm thiệt hại rất lớn đến kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là sản xuất nông nghiệp; nước ngọt khan hiếm gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Ông Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, tình hình hạn mặn hiện nay vô cùng khốc liệt, hạn mặn xảy ra với thời gian kéo dài, độ mặn cao hơn đợt thiên tai xâm nhập mặn mùa khô 2016. Tuy người dân có sự chuẩn bị, trữ nước mưa trong các lu hồ, mương vườn nhưng tình trạng thiếu nước ngọt vẫn đang khá nghiêm trọng.

Hầu hết người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre đều bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Nguồn nước sinh hoạt tại các nhà máy nước cấp cho các đô thị trên địa bàn tỉnh và hệ thống nhà máy của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bến Tre đã nhiễm mặn trên 2‰. Theo thống kê, tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 57.000 hộ, với 205.000 người dân sống xa nội đồng, bãi ngang, vùng ven biển, khu vực cù lao sẽ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh do hết nguồn dự trữ. Ngoài ra, trên 5.000 ha diện tích lúa Đông Xuân có nguy cơ mất trắng. Khoảng 20.000 ha cây ăn trái; hơn 72.000 ha dừa; gần 1.500 ha rau màu; hơn 100.000 cây giống, hoa kiểng cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Dự báo của ngành chức năng tỉnh Bến Tre, trong thời gian tới, mặn sẽ diễn biến phức tạp, khó lường, xâm nhập sâu và duy trì ở mức rất cao. Theo đó, trong tháng 3/2020, độ mặn 4‰ có khả năng xâm nhập sâu cách cửa sông khoảng 85km, độ mặn 1‰ bao trùm toàn bộ tỉnh Bến Tre. Hiện sông Hàm Luông và sông Cửa Đại không còn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân. Một số hộ dân tự ý xuống giống lúa vụ 3 gần như bị thiệt hại hoàn toàn.

Được biết, nguồn nước ngọt chở về để bán cho người dân với giá tại bến là 100.000 đồng/m3. Sau đó, tiền công thuê xe để chở 1m3 nước đến nhà các hộ dân nằm trong khu vực nội ô TP Bến Tre là 100.000 đồng. Như vậy, người dân tại trung tâm của TP Bến Tre phải mất 200.000 đồng mới có được 1m3 nước ngọt sử dụng. Trong khi đó, ở các huyện vùng nông thôn tỉnh Bến Tre cũng có dịch vụ cung ứng nước ngọt, được khai thác từ các giếng tầng nông, rồi đưa đến tận hộ gia đình bằng xe tải, xe lôi, xe máy kéo với giá từ 100.000 - 200.000 đồng/m3, tùy theo đoạn đường vận chuyển xa, gần.

Hiện nay tình hình xâm nhập mặn trên các sông chính tại tỉnh Bến Tre đang diễn biến hết sức phức tạp, mặn xâm nhập nhanh đột ngột và rất sâu. Hồ Kênh Lấp (huyện Ba Tri) - hồ nhân tạo trữ nước ngọt lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long có sức chứa gần 1 triệu m3 nước, với vốn đầu tư 85 tỷ đồng cũng bị nhiễm mặn trên 2‰. Trong khi đó, huyện Chợ Lách là địa phương nằm cách xa biển nhất của tỉnh Bến Tre, nhưng cũng đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn, mặn. Độ mặn đo được trên nhiều tuyến sông và kênh rạch trên địa bàn huyện Chợ Lách đạt mức rất cao từ 4 - 6‰.

Trước tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, tỉnh Bến Tre đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ đời sống sinh hoạt cho nhân dân trong mùa khô. Đặc biệt, trong những ngày qua, có sự chung tay, góp sức từ các ngành, các cấp, các đơn vị hữu quan trong và ngoài tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM đã trích Quỹ cứu trợ TP 1 tỷ đồng để trang bị 1.000 bồn chứa nước tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách khó khăn tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đồng thời, Mặt trận TP HCM cũng đã vận động Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ 280 m3 nước sạch; Công ty Nước uống tinh khiết Sài Gòn (Sapuwa) hỗ trợ 2.000 bình nước tinh khiết (loại 5 lít), Hội Doanh nghiệp trẻ Trung ương hỗ trợ 6.100 bình nước tinh khiết (loại 20 lít) và sự hỗ trợ tàu vận chuyển của Lữ đoàn 125/Vùng 2 Hải quân để mang nước sạch đến cho nhân dân huyện Thạnh Phú. Mới đây, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bến Tre, Bộ NNPTNT đã trao tặng 500 thiết bị trữ nước chất lượng cao, cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh để trữ nước sạch, phục vụ ăn uống, sinh hoạt trước đợt hạn mặn nghiêm trọng mùa khô năm 2020...

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản