Tin mới

Cà Mau: Nhiều ý kiến đóng góp về chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở

(Mặt trận) -Trong 2 ngày 3 và 4/8, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau và Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 25/2019/NQ-HĐND, ngày 6/12/2019 của HĐND tỉnh quy định số lượng, chức danh, một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Thuận cần lựa chọn những người có tâm huyết tham gia công tác Mặt trận

Hải Phòng: Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 13, nhiệm kỳ 2024-2029

Tại Hội nghị phản biện do Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Trần Văn Hiện chủ trì diễn ra ngày 3/8, ban tổ chức đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp để tổng hợp, thực hiện chức năng phản biện xã hội, thu thập thông tin chính xác, khoa học trình HĐND tỉnh trước khi dự thảo Nghị quyết được ban hành, tạo điều kiện, hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở trong thời gian tới.

 Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Trần Văn Hiện chủ trì Hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 25/2019/NQ-HĐND.

Theo đó, phần lớn các ý kiến đồng tình với dự thảo và cho rằng, khi Nghị quyết được thông qua sẽ góp phần khuyến khích, động viên cho người hoạt động không chuyên trách tại cơ sở.

Tuy nhiên, bà Mai Thị Thuỳ Trang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Cà Mau, kiến nghị, việc sửa đổi, bổ sung Điều 4, Khoản 2 cần phải nghiên cứu thêm. Thành phố có 17 đơn vị xã, phường, dân số đông, nhiều phường có khóm 700-800 hộ, có khóm 1.200-1.500 hộ dân, điều kiện an ninh trật tự phức tạp, do đó cần bổ sung “khóm” để tăng phụ cấp tương đương các xã đông dân.

Đóng góp ý kiến về sửa đổi, bổ sung Điều 6, anh Lâm Minh Phú, Bí thư Chi đoàn Khóm 1, Phường 4, TP Cà Mau cho rằng, cần nêu rõ hơn về mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia cộng việc của ấp, khóm là những ai để UBND cấp xã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thực hiện việc khoán chi bồi dưỡng theo quy định, chẳng hạn như đối với người trực tiếp tham gia công việc nhưng kiêm nhiệm như: bí thư chi đoàn kiêm chi hội trưởng hội nông dân…

Có sự tương đồng về ý kiến đóng góp trên, tại Hội nghị do Hội LHPN tổ chức sáng 4/8, các ý kiến tham gia phản biện cũng đề nghị bổ sung, nghiên cứu làm rõ một số nội dung. Trong đó, sửa đổi, bổ sung Điều 4, Khoản 2, đại diện Hội LHPN xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời cho rằng, tại khoản này, cần điều chỉnh là “Đối với ấp có từ 300 hộ gia đình trở lên…” thay vì là “350 hộ” tại điều khoản quy định; sửa đổi, bổ sung Điều 6, Khoản 1 cần nêu rõ đối tượng nào (cụ thể là 4 ngành liên quan) là người trực tiếp tham gia công việc của ấp, khóm được hưởng để khi UBND cấp xã áp dụng sẽ rõ hơn. Tin rằng khi đưa vào thực hiện Nghị quyết sẽ nhận được sự đồng thuận cao và là sự cổ vũ động viên anh em làm việc tốt hơn.

Đại diện Hội LHPN huyện Thới Bình đề nghị, sửa đổi, bổ sung Điều 6 quy định rõ hơn về mức bồi dưỡng và khoán chi bồi dưỡng bằng 0,80 lần mức lương cơ sở/người/tháng thay vì “không vượt quá 0,80 lần mức lương cơ sở/người/tháng”. Việc quy định rõ này sẽ tránh được sự không tương đồng khi phân bổ kinh phí. Chẳng hạn như xã loại 1, loại 2 kinh phí năm khác nhau, nhưng có trường hợp xã đều thuộc loại 1 nhưng địa bàn rộng hơn, số ấp nhiều hơn mà phân bổ kinh phí không phù hợp sẽ rất khó cho các địa phương.

Tất cả các ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị quyết được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Hội LHPN tỉnh ghi nhận, tổng hợp để trình HĐND tỉnh./.

Theo Báo Cà Mau

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản