Tin mới

Các tổ chức tôn giáo chung tay tích cực bảo vệ môi trường

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định với các tổ chức tôn giáo tham gia thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020, trong hai năm qua, các tổ chức tôn giáo, tín đồ tôn giáo trên địa bàn đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường ngay tại khu dân cư, cơ sở tôn giáo.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Hội nghị toàn quốc "Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu". Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đối với Công giáo, việc triển khai các nội dung về bảo vệ môi trường được thực hiện theo địa bàn của từng giáo xứ, qua việc giữ gìn cảnh quan, môi trường nơi giáo xứ, dọn vệ sinh môi trường nơi công cộng, nhất là vào các dịp chuẩn bị đón ngày lễ trọng, không vứt rác tùy tiện ra ngõ xóm… Nhiều vị linh mục đã tuyên truyền vận động giáo dân thu gom rác thải để tập kết về nơi quy định; hướng dẫn giáo dân xử lý bước đầu rác thải ngay tại nhà. Tiêu biểu như mô hình điểm “Khu dân cư tự quản BVMT và ứng phó với BĐKH” ở giáo xứ Gò Thị (thôn Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước) được triển khai với nhiều nội dung cam kết cụ thể: không vứt rác, xả thải bừa bãi, biết nhặt rác và giữ vệ sinh sạch sẽ nơi công cộng cũng như nhà riêng; không chặt cây xanh, đốt phá rừng; không đánh bắt chim, cá bằng những phương tiện hủy diệt hàng loạt… Mô hình này đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và thói quen của người dân, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm trong bảo vệ môi trường.

Với Phật giáo, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định đã đưa nhiều nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình hoạt động Phật sự năm 2016 và hoạt động của Ban Trị sự các địa phương; lồng ghép phổ biến về chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong Trường Trung cấp Phật học Bình Định, các khóa tu, các buổi học chính khóa và chương trình sinh hoạt ngoại khóa...

Bên cạnh đó, các tổ chức giáo hội Phật giáo còn tổ chức các buổi nhặt rác ở bãi biển, kêu gọi các chùa trồng rừng, trồng cây lấy gỗ, tiêu biểu như chùa Thiên Bửu (huyện Phù Cát) đã trồng hơn 15.000 cây bạch đàn trên diện tích trên 6.000m2, với mục đích giảm thiểu sạt lở đất, phát triển rừng và bảo vệ môi trường.

Theo đánh giá của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định, Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định với các tổ chức tôn giáo tham gia thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với giáo lý, giáo luật của tôn giáo và nhiệm vụ chung của địa phương nên được đa số chức sắc, tín đồ tôn giáo hưởng ứng. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ phối hợp cùng các vị chức sắc đại diện các tổ chức tôn giáo tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường vận động, tuyên truyền để cộng đồng tôn giáo địa phương từng bước thay đổi tích cực hành vi nhằm bảo vệ môi trường tốt hơn, lan tỏa hơn.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản