Tin mới

Công nghệ và thành phố thông minh

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra lộ trình xây dựng thành phố thông minh để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Thành phố thông minh được xây dựng trên nền tảng của công nghệ thông tin là xu thế chung mà nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Ảnh minh họa. (Nguồn: anninhthudo.vn)

Hà Nội đã có chủ trương xây dựng thành phố thông minh từ cách đây 3 năm. Dự kiến, sau năm 2020, Hà Nội sẽ trở thành thành phố thông minh. Hiện thành phố đã triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến cung cấp các dịch vụ công các lĩnh vực: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông trên một nền tảng thống nhất tại 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ hồ sơ giao dịch qua mạng đạt của một số dịch vụ công đạt kết quả cao: lĩnh vực tư pháp khối xã, phường, quận, huyện đạt hơn 90%, đăng ký kinh doanh đạt hơn 70%, thuế đạt 97%.

Hà Nội đã triển khai thí điểm ứng dụng tìm kiếm và thanh toán trông giữ xe ô-tô qua điện thoại di động từ ngày 1/5/2017. Ngoài ra, thành phố cũng đang triển khai Trung tâm Giám sát, điều hành tập trung, bao gồm: Điều hành giao thông; phân tích dữ liệu kinh tế xã hội phục vụ quản lý, điều hành của thành phố; giám sát bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; tích hợp, điều hành các tổng đài 113, 114, 115 xử lý sự cố khẩn cấp; kết nối hệ thống camera giám sát an toàn, an ninh…

Đối với lĩnh vực y tế, bên cạnh việc kết nối với các bệnh viện để trao đổi thông tin y tế, Hà Nội sẽ triển khai giải pháp tổng thể hệ thống y tế thông minh; tầm soát ung thư cho các đối tượng có nguy cơ cao; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ  4 trong lĩnh vực y tế; xây dựng các cơ sở dữ liệu y tế tích hợp vào hệ thống chính quyền điện tử của thành phố như cơ sở dữ liệu dược, cơ sở dữ liệu vệ sinh an toàn thực phẩm...

Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn thành cơ bản việc xây dựng chính quyền điện tử và đặt ra mục tiêu sẽ có chính quyền điện tử tốt nhất trên cả nước và xếp thứ hạng cao trong khu vực Đông - Nam Á.

Đặt ra lộ trình xây dựng thành phố thông minh, Thành phố Hồ Chí Minh đã chọn việc áp dụng công nghệ là khâu đột phá. Hệ thống liên thông văn bản điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai tới 177 đơn vị và liên thông hơn 500.000 văn bản điện tử. Bên cạnh đó, hệ thống lịch công tác, thư mời họp còn được thông qua SMS, Email, Smartphone, hệ thống họp trực tuyến được bảo mật cao…

Ở một lĩnh vực cụ thể, ví như giao thông đô thị với vấn nạn tắc đường, kẹt xe và tai nạn, gây mệt mỏi, căng thẳng cho người dân thì công nghệ thông tin có thể cải thiện tình hình một cách hiệu quả.  Để giải quyết vấn nạn tắc đường, kẹt xe, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chủ trương xây dựng Trung tâm điều hành giao thông đô thị với kinh phí  dự kiến từ 200 đến 300 triệu USD để đưa vào hoạt động sau năm 2020.

Có thể nói, công nghệ thông tin mang đến cho chính quyền và người dân những lợi ích vượt trội, tiết kiệm thời gian và kinh phí, tạo môi trường hành chính minh bạch. Do đó, xây dựng đô thị thông minh là một lựa chọn tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Tuy nhiên, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố khác vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thành phố thông minh một cách  đồng bộ và hiện đại. Thách thức lớn nhất là hạ tầng xã hội và kỹ thuật ở các đô thị cũ chưa phát triển toàn diện, khó kết nối được với nhau, nên khi lồng ghép hệ thống công nghệ cao vào thì sẽ có những trở ngại. Vấn đề thứ hai là sự tiếp nhận, ứng dụng của người dân trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông thông tin.

Công nghệ thông tin ra đời từ phát minh, sáng tạo của con người, nên việc hóa giải những thách thức cũng phải khởi nguồn từ con người.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản