Tin mới

Đại biểu “ôm” lộc đền Trần: Quan chức còn như thế, trách dân sao được

Lễ khai ấn đền Trần (phường Lộc Vượng, TP Nam Định) năm nay không còn một số cảnh phản cảm như những năm trước, nhưng lại xảy ra chuyện nhiều đại biểu, quan chức thản nhiên “ôm” lộc ra về, trong khi hàng nghìn người dân bị ngăn cản bởi hàng rào sắt.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Đại biểu từ trong phủ Thiên Trường đi ra với trên tay cầm trên tay lộc như hoa trái, bánh kẹo...

Sau lễ dâng hương, đoàn quan chức tỉnh Nam Định và các bô lão vào dự lễ khai ấn. Gần một tiếng sau, nhiều thành viên trong đoàn đại biểu đi ra từ cửa bên phải đền, trên tay là cành hoa, trái cây, đồ vật thờ cúng, hay bọc nilon đen. Một số người lấy đồ lễ che mặt khi thấy ống kính máy ảnh, máy quay. Sau lễ khai ấn, hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy vào trong đền nhưng… không còn lộc. 

Mặc dù bà Phạm Thị Oanh - Phó Chủ tịch UBND TP.Nam Định giải thích đó là do các cụ chia lộc cho các đại biểu theo lệ, tuy nhiên, nhiều ý kiến phản ứng mạnh mẽ trước sự việc nói trên.

Không ít đại biểu tham dự  lễ khai ấn đền Trần với tâm lý xin được lộc, mong thăng quan tiến chức, vinh thân phì gia. Vì vậy, mới có chuyện đặt ra quy định cán bộ lãnh đạo được “đặc quyền” đeo thẻ, vào trong nội điện, rồi thản nhiên “ôm” lộc ra về, trong khi hàng nghìn người dân chờ dài cổ bên ngoài.

Những quan chức này đã quên rằng, dự lễ khai ấn đền Trần là để tưởng nhớ tiền nhân, khắc cốt ghi tâm, và tiếp nối bài học dựng nước và giữ nước của các hoàng đế, anh hùng đời Trần. Đó là bài học về “khoan thư sức dân”, về “xây dựng đạo quân một lòng như cha con”, bài học về hội nghị Diên Hồng, tấm gương của Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Dã Tượng, Yết Kiêu…

Đó là bài học về những tấm gương hi sinh tình riêng vì đại nghĩa, về những vị hoàng đế nhân từ, khoan dung, hết lòng vì dân vì nước. Có những con người Đại Việt như thế, nên cho dù “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá”, nhưng “Non sông ngàn thủa vững âu vàng”.

Lễ hội đền Trần là lễ hội của cộng đồng, dành cho tất cả mọi người, chứ không hề có chuyện “ưu tiên” cho bất kì ai. Đúng ra, cán bộ phải có cách ứng xử văn hóa, nhường vị trí, nhường lộc thánh cho dân, đó mới là cách ứng xử vì đại cục, để động viên tình cảm yêu nước, vì cộng đồng của nhân dân.

Còn cán bộ cũng mang nặng tâm lý vụ lợi, vun vén cá nhân, lợi dụng vị thế để được phần nhiều, phần trước của dân (dù là lệ của các cụ), thì thật đáng buồn. Cán bộ còn như thế, thì sao trách được người dân u mê, giẫm đạp, tranh cướp lễ vật, lộc thánh, mê tín dị đoan.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản