Tin mới

Đắk Lắk: Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(Mặt trận) -Ban Thường vụ Tỉnh ủy  tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Chỉ thị số 31-CT/TU, ngày 23/12/2022 về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Phú Yên: Đại hội điểm MTTQ huyện Phú Hòa lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ 13 khóa XV

Cà Mau: Lấy ý kiến đóng góp dự thảo các văn bản Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ X

 Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pắc tổ chức phản biện xã hội về Dự án Khu du lịch sinh thái điện ảnh Moonlight Land tại xã Hòa Đông.

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua ngày càng được tăng cường và đã đạt được kết quả quan trọng. Nhận thức về giám sát, phản biện xã hội được nâng lên; cơ sở chính trị, pháp lý của công tác giám sát, phản biện xã hội được củng cố, hoàn thiện; nội dung, phương thức thực hiện ngày càng thực chất, tập trung vào những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân và dư luận xã hội quan tâm.

Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội vẫn còn những hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, chưa phối hợp chặt chẽ trong việc phát huy mạnh mẽ vai trò, sự tham gia của các thành viên MTTQ Việt Nam và nhân dân.

Do đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh quán triệt sâu sắc Văn kiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về “Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về phát huy dân chủ ở cơ sở, về công tác giám sát, phản biện xã hội.

Các cấp ủy, tổ chức đảng tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội. Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự UBND tỉnh chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản nhằm cụ thể hoá kịp thời, đầy đủ quyền và trách nhiệm tham gia giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phải bám sát các quy định, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội theo hướng chủ động phối hợp, từ sớm, từ cơ sở, dân chủ, khách quan, mang tính xây dựng; có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng giám sát, phản biện xã hội theo chuyên đề, tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, trọng yếu, ưu tiên những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.

Tăng cường giám sát thực hiện kiến nghị của cử tri và nhân dân; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Gắn kết giữa công tác nắm tình hình nhân dân, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri với việc triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội. Công khai, minh bạch kết quả giám sát, phản biện xã hội theo quy định; kiên trì, bền bỉ trong việc theo dõi kết quả các cơ quan, cấp có thẩm quyền giải trình việc tiếp thu, không tiếp thu nội dung giám sát, phản biện xã hội.

Đồng thời, cần phát huy vai trò chủ trì, tính chủ động của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; tăng cường phối hợp, hiệp thương thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội. 

Có cơ chế động viên, khuyến khích đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, người có kinh nghiệm thực tiễn, người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong công tác này.

Đinh Nga

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản