Tin mới

Đồng Tháp: Sơ kết 1 năm Mô hình “Người Nông dân chuyên nghiệp” giúp nông dân tăng thu nhập

(Mặt trận) -Sáng 31/5/2022, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thực hiện thí điểm mô hình thi đua phấn đấu trở thành “Người Nông dân chuyên nghiệp”.

Ủy ban MTTQ tỉnh Nam Định, Thái Bình, Cao Bằng tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Bình Định tổ chức lễ phát động ủng hộ nhân dân các tỉnh phía Bắc khắc phục thiên tai

Tham dự hội nghị có ông Võ Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh, ông Nguyễn Tấn Lực, Tỉnh uỷ viên, Bí thư huyện ủy Châu Thành, cùng đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Huyện ủy, các tổ chức chính trị - xã hội của huyện, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và người dân tham gia thực hiện mô hình.

 Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành tặng giấy khen cho 3 tập thể và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động mô hình “Người Nông dân chuyên nghiệp”.

Đây là mô hình này xuất phát từ ý tưởng sáng tạo của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Tỉnh, triển khai phát động năm 2020, với mục đích góp phần nâng cao năng lực nông dân trong sản xuất và tham gia quản trị xã hội, thực hiện vai trò tự chủ, tự quản trong sản xuất và đời sống tại cộng đồng; động viên và định hướng nông dân liên kết, hợp tác, chăm chỉ trong tổ chức sản xuất và đời sống, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nhận thức của nông dân từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp; tạo động lực và cơ hội thúc đẩy nhanh phát triển nền nông nghiệp xanh và bền vững, nâng cao chất lượng nông sản, đủ điều kiện tham gia trên thị trường trong nước và xuất khẩu; xây dựng cơ sở nền tảng để nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô các mô hình kinh tế tập thể trên lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp; thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội trên lĩnh vực nông nghiệp – nông dân và nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X.

Khởi đầu triển khai thực hiện thí điểm tại 5 huyện trong tỉnh, mỗi địa phương chọn thí điểm tại một xã. Theo đó, huyện Châu Thành thí điểm trên lĩnh vực cây nhãn; huyện Lấp Vò thí điểm trên lĩnh vực cây hoa màu; huyện Lai Vung thí điểm trên lĩnh vực cây có múi; huyện Cao Lãnh thí điểm trên lĩnh vực cây xoài và cây mít; huyện Tháp Mười thí điểm trên lĩnh vực cây lúa, cây ăn quả mít. Qua hơn 01 năm triển khai thực hiện mô hình đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, đã có nhiều huyện, thành phố trong tỉnh chủ động đăng ký thực hiện thí điểm tại địa phương.

Huyện Châu Thành triển khai thí điểm mô hình thi đua phấn đấu trở thành “Người Nông dân chuyên nghiệp” trên địa bàn xã An Nhơn, thực hiện lĩnh vực trồng Nhãn, có 72 hộ dân tham gia. Tất cả các hộ gia đình thành viên (đạt 100%) tham gia thực hiện mô hình được các ngành chuyên môn hướng dẫn thực hiện tốt các quy định, nội quy của các tổ liên kết, hợp tác hoặc luật Hợp tác xã khi tham gia vào các loại hình kinh tế tập thể; không thực hiện các hành vi gian dối, chịu trách nhiệm pháp lý về các hợp đồng, thỏa thuận theo quy định của pháp luật. Sẳn sàng chia sẻ với nhau về kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh; tham gia đóng góp vào các chương trình an sinh xã hội tại địa phương nơi cư trú.

Tuân thủ pháp luật trong sản xuất hàng hóa nông sản, các ngành chuyên môn của huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân, Hội Nông dân xã thường xuyên tuyên truyền, mở các lớp tập huấn, hội thảo, tọa đàm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất hàng hóa nông sản bảo đảm an toàn như: Các chuyên đề trong nông nghiệp; tập huấn mã số vùng trồng nông sản; các quy trình sản xuất nhãn theo hướng hữu cơ, theo hướng VietGAP, sản xuất nhãn đạt tiêu chuẩn LocalGAP. Từ đó, 100%  hộ tham gia thực hiện mô hình được tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất; áp dụng cơ giới hóa phun thuốc bảo vệ thực vật. Với phương thức này giúp nông dân trong quá trình sản xuất, tuân thủ các quy định về sản xuất an toàn, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chế phẩm, các chất bảo quản, các phụ gia khác,... có quy định trong danh mục cấm hoặc không rõ nguồn gốc chưa qua kiểm định. Đẩy mạnh việc áp dụng hữu cơ, sinh học vào sản xuất, nhằm để đảm bảo nông sản chất lượng, an toàn đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay, tạo tiền đề cho sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, LocalGAP tiến tới quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn “Toàn cầu” GlobalGAP. Qua kết quả bình xét cuối năm 2021  có 68/72 hộ đăng ký thực hiện mô hình đạt danh hiệu “Người Nông dân chuyên nghiệp” chiếm tỷ lệ 94,4%.

Nhìn chung, qua hơn 01 năm triển khai thực hiện mô hình, bước đầu đạt được kết quả khả quan, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực về ý nghĩa, mục tiêu của mô hình. Qua đó đã giúp người nông dân từng bước thay đổi nhận thức từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp và tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; nông dân đã chủ động thực hiện quy trình sản xuất an toàn, đảm bảo tuân thủ bảo vệ môi trường sinh thái, sản xuất ra sản phẩm an toàn nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; sản xuất theo quy trình GLOCALGAP; nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích; thúc đẩy người dân phát triển sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, nâng cao cuộc sống. Thông qua mô hình đã giúp nông dân chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản, tăng thu nhập, góp phần thực hiện có hiệu quả xây dựng nông thôn mới và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại địa phương.

Dịp này, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành tặng giấy khen cho 3 tập thể và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động mô hình “Người Nông dân chuyên nghiệp”.

Trần Thắng

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản