Tin mới

Hình thức và lãng phí!

Dù tiền mua hoa là của ngân sách nhà nước hay của cá nhân thì đó cũng là thành quả lao động, là sự chắt chiu từ mồ hôi, công sức. Trên thế giới, chắc không quốc gia nào coi rẻ công sức lao động mà trở nên giàu mạnh được.

Phú Yên: Đại hội điểm MTTQ huyện Phú Hòa lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ 13 khóa XV

Cà Mau: Lấy ý kiến đóng góp dự thảo các văn bản Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ X

Ảnh minh họa. (Nguồn: vtv.vn).

Sau mỗi ngày lễ, mỗi dịp kỷ niệm,... những xe rác từ nông thôn đến thành phố “nặng mùi” hoa. Người lao công, những người bảo vệ môi trường luôn trong tình trạng làm việc quá tải. Hoa lẵng, hoa bó, hoa nội, hoa nhập ngoại chất đầy xe rác...

Nhẩm tính cũng thấy những đô thị lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,... đã tiêu nhiều tỷ đồng cho việc mua hoa những ngày vui, buồn. Hình thức, lãng phí khủng khiếp trong khi sức dân, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, còn rất nhiều khoản chi cần thiết hơn nhưng chưa thể được đáp ứng.

Một lẵng hoa từ 300 - 500 nghìn đồng, đủ để mua một chiếc xe đạp cho trẻ em nghèo đến trường. Một vài lẵng hoa có thể mổ thay thủy tinh thể cho những người già nghèo khó; có thể đủ gạo nuôi sống cả một gia đình nghèo trong nhiều ngày, thậm chí là cả tháng… Nhìn những xe rác đầy hoa... thật sự xót xa!

Chúng ta đang dùng quá nhiều hoa. Không ít đám tang phải thuê nhiều ô tô tải chở hoa để sau đó ít phút nó trở thành... rác. Đã có nhiều đám tang đề nghị không viếng vòng hoa, dành tiền đó để gia đình tặng các tổ chức từ thiện. Đã có những cơ quan, đơn vị tổ chức sự kiện ghi rõ không nhận hoa… Đó là những biểu hiện hết sức văn minh, nhưng tiếc rằng, nó chưa trở thành thói quen, văn hóa của cá nhân, cơ quan, tổ chức...

Chưa hết, khai trương, khánh thành, mừng thọ, thăng quan, sinh nhật... đều dùng hoa. Càng nhiều quan hệ, càng nhiều ảnh hưởng... thì hoa tràn ngập đường đi lối về.Thói quen lãng phí bắt nguồn từ nhận thức, từ căn bệnh tâm lý đám đông, háo danh, sĩ diện.

Dù tiền mua hoa là của ngân sách nhà nước hay của cá nhân thì đó cũng là thành quả lao động, là sự chắt chiu từ mồ hôi, công sức. Trên thế giới, chắc không quốc gia nào coi rẻ công sức lao động mà trở nên giàu mạnh được.

Có người nói rằng, dùng nhiều hoa cũng là tạo việc làm cho người  trồng hoa, cho người kinh doanh, buôn bán hoa. Nói thế chỉ đúng một phần!

Hoa không thể thiếu trong đời sống xã hội, hoa làm tăng vẻ đẹp trong lễ nghi, tô điểm cho cuộc sống con người thêm nhẹ nhàng, thanh tao... Nhưng nghĩ về cái đẹp của hoa,cũng cần nghĩ đến góc độ văn hóa, kinh tế, môi trường.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản