Tin mới

Nhà sử học bàn về thói xu nịnh: Con người làm hư hỏng thể chế

Với những kẻ thích nịnh thì lại thường dễ phản. Mà đã nịnh trên, ắt đè dưới. Thói xu nịnh sẽ làm hỏng cả con người lẫn thể chế.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

 

Thói nịnh bợ ở chốn quan trường (Ảnh: KT)

Đề án văn hóa công vụ vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với nhiều nội dung, trong đó có quy định: “công chức không được nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì mục đích không trong sáng”. 

Những ngày qua, câu chuyện về thói xu nịnh trong xã hội lại được bàn nhiều trên các mặt báo. Dưới góc nhìn của một nhà sử học, PGS-TS Nguyễn Thừa Hỷ cho rằng: Xưa và nay, thói xu nịnh tuy có khác nhau về bối cảnh, điều kiện, cách thức, nhưng vẫn giống nhau về động cơ, tính chất, nội dung.

Theo PGS-TS Nguyễn Thừa Hỷ, xu nịnh là loại khen ngợi giả dối, không đúng sự thật, vì động cơ trục lợi cá nhân mang tính cơ hội chủ nghĩa. Qua thói xu nịnh, thể chế làm hư hỏng con người. Đến lượt mình, con người lại làm hư hỏng thể chế.

 

PGS-TS Nguyễn Thừa Vỹ

Soi lại quá khứ, PGS-TS Nguyễn Thừa Hỷ dẫn một câu chuyện có thật từ thời  Đông Chu Liệt Quốc ( Trung Hoa cổ đại) nói về hậu quả khi những lời nói thật không được chấp nhận. Câu chuyện rất đáng để suy ngẫm.

Chuyện kể rằng: “Một hôm, Biển Thước sang nước Tề gặp Tề Hoàn công. Ông thấy khí sắc vua Tề không tốt, bèn tâu: "Quân hầu, trong da và chân lông ngài đã có gốc bệnh, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ nặng thêm". Tề Hoàn công thờ ơ đáp: "Ta cảm thấy trong người rất khỏe, chẳng có bệnh tật gì cả".

Biển Thước lui ra, sau đó 5 ngày, lại vào yết kiến, nhìn sắc diện rồi khẳng định một lần nữa với vua Tề: "Bệnh của ngài đã vào đến nội tạng rồi, phải chữa ngay đi". Hoàn công tỏ vẻ khó chịu, không trả lời. Sau khi Biển Thước đi khỏi, ông mới bảo với mọi người: "Thầy thuốc chỉ khéo vẽ vời, hù dọa người ta. Ta chẳng có bệnh gì mà ông ta dám bảo là bệnh nặng. Thật vớ vẩn!". 5 ngày sau nữa, Biển Thước lại vào yết kiến, chỉ mới nhìn mặt vua Tề, đã quay bước, bỏ đi thẳng. Hoàn công sai người chạy theo hỏi, Biển Thước nói: "Bệnh ở da, thịt thì còn xoa thuốc được, bệnh ở huyết mạch thì còn tiêm thuốc được, nay bệnh đã vào đến xương tủy rồi thì trời cũng không cứu được nữa, bởi vậy tôi mới bỏ đi".

Mấy ngày sau, quả nhiên Hoàn công phát bệnh. Ông vội cho người đi tìm Biển Thước, nhưng vị Thần y đã đi sang nước Tần rồi. Bệnh Hoàn công ngày càng trở nặng, chẳng bao lâu vị bá chủ chư hầu này tạ thế”.

PGS-TS Nguyễn Thừa Hỷ cũng dẫn tiếp một câu chuyện trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vào năm Giáp Tý (1264) đời Trần Thánh Tông. Câu chuyện vẫn đầy giá trị khi nhìn vào thực tiễn hiện nay.

“Linh Từ quốc mẫu (vợ Trần Thủ Độ) có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc bảo Thủ Độ: “Mụ này làm vợ ông, mà bị khinh nhờn đến thế”. Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc là phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói: “Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa?”. Lấy vàng lụa thưởng cho rồi cho về.

Nhà sử học Nguyễn Thừa Hỷ nói rằng, thời Lý-Trần, có nhiều tấm gương cương trực, ghét xu nịnh. Thời Lê-Nguyễn, xu nịnh tràn lan, khí tiết cương trực chỉ còn trên lý thuyết.

Nguyên nhân là do xuất phát từ nạn “Tam độc” gồm: tham (tham quyền, háo danh, hám lợi), sân (dùng uy quyền, bạo lực trấn áp bên dưới, những ai không chịu phục tùng mình), si (dốt tri thức, kém năng lực nhưng lại giấu diếm, không muốn người khác biết)

Ấy là cấp trên. Còn với những người cấp dưới, do di căn của ý thức thần dân, tâm lý hướng thượng thời phong kiến, động cơ cầu lợi hoặc cầu an cá nhân. Chủ nghĩa cơ hội muốn tiến thân bằng những quan hệ luồn lách. Không có tư cách bản thân, không dám sống trung thực, chỉ biết lợi dụng những cấp trên yếu kém nhưng ưa nịnh nọt.

Vì sao trong xã hội lại nở rộ thói xu nịnh? PGS-TS Nguyễn Thừa Hỷ cho rằng, đó là hậu quả của tệ chuyên chế, không dân chủ, độc quyền chân lý, thói giả dối, vô cảm, vị kỷ, sự cám dỗ của lợi quyền. Thời nào cũng vậy.
Với những kẻ thích nịnh thì lại thường dễ phản. Mà đã nịnh trên, ắt đè dưới. Thói xu nịnh đó, cứ dần dà đánh mất tư cách bản thân, làm mục ruỗng lòng tin bên dưới, uy tín bên trên, làm hỏng cả con người lẫn thể chế.

Ôn cũ biết mới. Để xã hội bớt đi những kẻ xu nịnh, theo PGS-TS Nguyễn Thừa Hỷ, không có cách nào khác, cấp trên phải dám nhìn thẳng vào sự thật, dám lắng nghe lời nói thẳng, dù trái tai, trừ bỏ thói kiêu ngạo độc quyền chân lý. Gương mẫu trong thượng tôn pháp luật, pháp trị. Cấp trên đã vậy thì đương nhiên, họ sẽ lựa chọn cho mình những thuộc cấp có lòng tự trọng, có danh dự, tư cách, khí tiết, dám bảo vệ sự thật và những giá trị đạo đức phổ quát, dám chấp nhận những hệ quả xấu, thua thiệt cá nhân.

Và trên hết, cần thực hiện dân chủ thực chất, không giả tạo, phản biện xây dựng, đối thoại chân thành. Đẩy mạnh cải cách thể chế. Chuyển đổi từ nhân trị sang pháp trị.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản