Tin mới

Nhiều nhà dân Hà Nội tự 'bịt đường sống' bằng 'chuồng cọp'

Lồng sắt (chuồng cọp) được các hộ gia đình cơi nới với mục đích bảo đảm an ninh, tăng diện tích... vô tình "khóa mạng sống" khi xảy ra cháy nổ.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Những lồng sắt (chuồng cọp) được nhiều hộ gia đình cơi nới, quây sắt kiên cố xung quanh để tăng diện tích nhà ở, chống trộm, đảm bảo an ninh... vô tình trở thành mối nguy hại đe dọa tính mạng chính họ khi xảy ra hỏa hoạn như một số vụ cháy gây chết người xảy ra trong thời gian gần đây.

 

Vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 19/7 tại số nhà 48, ngõ 41, Phố Vọng (quận Hai Bà Trưng) đã khiến 2 người tử vong bởi bị mắc kẹt trong ngôi nhà được gia cố "chuồng cọp" rất kiên cố, khiến lực lượng cứu hỏa không thể tiếp cận kịp thời.

 

Hay như vụ cháy mới đấy vào rạng sáng 25/9 tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội khiến 2 cháu gái (SN 2003 và 2006) thiệt mạng thương tâm, lực lượng 114 đã trèo lên hỗ trợ cùng phá dỡ chuồng cọp để cứu người bị kẹt. (Ảnh: Internet)

 

Dạo quanh Hà Nội, những chuồng cọp như vậy nhan nhản, đặc biệt tại các chung cư cũ...

 

...như khu tập thể Bách Khoa, khu tập thể Giảng Võ, khu tập thể Thành Công hay tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính tại các tòa nhà N5A, N5B, N6A, N6B, N6C, N6D… đều có những căn hộ được cơi nới lồng sắt bao quanh ban công.

 

Dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ song “chuồng cọp” vẫn giăng khắp lối Thủ đô. Người dân thì vẫn mặc nhiên xem những “chuồng cọp, lồng chim” 10-12m2 là biện pháp tăng không gian sử dụng đất ở “hiếm khó khó tìm” giữa mảnh đất” thủ đô “đất chật người đông”.

 

Không chỉ là “căn bệnh” cố hữu ở các khu tập thể cũ, thói quen cơi nới đã lan ra cả những căn nhà mới, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình, mất an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC)

 

Người dân tự ý gia cố các "chuồng cọp" kiên cố bằng sắt thép và bê tông mà không tính đến lối thoát, tưởng như để bảo vệ an toàn nhưng lại đang là tác nhân mất an toàn, gây cản trở nếu xảy ra sự cố, lực lượng chức năng sẽ khó tiếp cận được các căn hộ để xử lý sự cố và giải cứu nạn nhân.

 

Lực lượng Cảnh sát PCCC cho biết, xu hướng “phòng trộm mà quên phòng cháy” diễn ra ở nhiều khu tập thể, thậm chí chung cư mới, nhà cao tầng. Do gia cố vật liệu kiên cố vào cửa sổ, ban công nhưng lại không có một thiết kế chuẩn, những nhà cao tầng và khu tập thể này không có lối thoát ngoại trừ cửa chính, vì thế rất nguy hiểm.

 

Khi cháy nổ xảy ra, lực lượng PCCC tiếp cận hiện trường để cứu người rất khó khăn. Những nhà xây dựng dạng này hầu như chỉ có lối cầu thang trong nhà là lối đi duy nhất. Vì thế, phương thức tối ưu nhất của lực lượng PCCC là phải cắt dỡ những lồng sắt để mở đường cứu nạn nhân ra ngoài. Tuy nhiên, trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, thời gian cắt các lồng sắt khá lâu dẫn tới không kịp cứu người.

 

Tình trạng “chuồng cọp” bủa vây chung cư tại nhiều khu đô thị như hiện nay, có trách nhiệm rất lớn của những đơn vị nắm giữ nhiệm vụ giám sát là Ban quản lý khu đô thị, chính quyền địa phương, thanh tra xây dựng…

 

Nếu các đơn vị giám sát quản lý giám sát thường xuyên và quản lý chặt chẽ, sẽ chẳng có hộ dân nào xây dựng được “chuồng cọp". Tuy nhiên, việc xử phạt người dân “cơi nới” khu chung cư là khó bởi hiện tượng này diễn ra lâu.

 

Một số hình ảnh chuồng cọp gây mất an toàn PCCC tại Hà Nội.

 

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản