Tin mới

Phong tặng Giáo sư, Phó giáo sư: Không dành cho người háo danh

Giáo sư, Phó giáo sư là những người có uy tín về đào tạo, cống hiến thực sự cho nghiên cứu khoa học nên không thể dành cho những người háo danh.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017 (tăng khoảng 60% so với năm trước).

Lý giải từ phía Hội đồng về số lượng người đạt chức danh cao quý trên tăng đột biến là do ngày hết hạn nộp hồ sơ lùi lại nửa năm (là ngày 5/11/2017) và năm 2018 sẽ có sự thay đổi về quy định phong GS, PGS, nên tâm lý chung của các ứng viên là mong muốn mình đi về "chuyến tàu cuối".

 Anh Trần Xuân Bách (32 tuổi) là người trẻ nhất trong 638 nhà giáo được công nhận phó giáo sư năm 2016

Tuy nhiên, dư luận đang xôn xao về chất lượng đội ngũ GS, PGS thực sự có đồng đều và tất cả những người được vinh danh thực sự xứng đáng hay chưa?

Vì có thông tin đưa ra là khoảng 34% GS được xét duyệt năm 2017 không có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí nổi tiếng quốc tế và có trên 53% PGS được xét duyệt năm nay không có bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế.

Đặc biệt, trong số các GS, PGS được phong tặng năm nay có nhiều người làm quan chức, không tham gia vào công tác giảng dạy. Chính những điều này đã khiến cho những người trước đây được công nhận chức danh GS, PGS cảm thấy chưa phục và khiến dư luận hoài nghi về “vàng thau” lẫn lộn.

Người không giảng dạy, nghiên cứu thì đừng ứng cử PGS, GS

Bàn luận về vấn đề trên, Tiến sỹ (TS) Hoàng Ngọc Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Nghề nghiệp Việt Nam cho rằng, thực chất, chức danh GS, PGS là những người có học hàm cao làm việc ở trong các trường ĐH, Viện nghiên cứu với nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, đưa ra những sáng chế, phát minh; đồng thời là chủ nhiệm các dự án mang tầm cỡ quốc gia, thậm chí có vai trò rất lớn đối với thế giới.

 

GS, PGS là chức danh cao quý dành cho những người thực sự vì nghiên cứu khoa học và sự nghiệp giáo dục đào tạo ( Ảnh minh họa)

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, những người không giảng dạy, nghiên cứu ở các trường ĐH thì không nên đăng ký làm hồ sơ xét duyệt phong tặng chức danh GS, PGS làm gì. Bởi vì chức danh này chỉ dành cho những người làm nghiên cứu, đào tạo tài năng trẻ trong tương lai.

Chức danh GS, PGS là chức danh cao quý dành cho những người thực sự vì nghiên cứu khoa học, học thuật và sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chứ không phải là chức danh “ảo” dành cho những người ham danh hiệu, háo danh.

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến cho dự thảo quy định tiêu chí xét duyệt GS, PGS mới với nhiều tiêu chí khắt khe hơn.

TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, để việc phong tặng được thực chất, khách quan thì Hội đồng ngành phải làm việc hết sức nghiêm túc vì đây là đơn vị có vai trò quan trọng và tư vấn cho Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước. Nếu Hội đồng ngành có những người thầy "thương" học trò, dễ dàng trong việc chấm điểm thì có thể dẫn tới việc bỏ phiếu cho ứng cử viên thiếu công bằng.

Mặt khác, việc xét tặng GS, PGS nên tính đến việc người đó hướng dẫn thành công cho bao nhiêu nghiên cứu sinh về mặt học thuật và những công trình khoa học có đóng góp gì cho sự phát triển đất nước. Ngoài ra, vai trò của GS, PGS còn có tác dụng lớn như thế nào trong việc hợp tác quốc về khoa học công nghệ, đóng góp cho sự phát triển về học thuật và tài chính cho trường ĐH mà họ đang công tác.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, Việt Nam đang hội nhập với thế giới thì chắc chắn chúng ta phải nâng chuẩn chức danh GS, PGS như có nhiều công trình được công bố trên các tạp chí quy tín quốc tế; tự tin trao đổi, nghiên cứu khoa học bằng ngoại ngữ một cách thành thạo. Đã đến lúc chúng ta cần bàn lại các thang, bậc đo lường về chức danh GS, PGS theo tiêu chuẩn như trên.

Trường ĐH nên thưởng cao cho ứng cử viên có công trình quốc tế

Đứng ở góc độ là người có công bố quốc tế nhiều nhất năm 2017 (16 bài), tân  PGS Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật cho rằng, không phải lĩnh vực nào cũng có thuận lợi trong việc công bố quốc tế. Ví dụ như các ngành về khoa học tự nhiên, môi trường thì một tiến sĩ có thể thuận lợi hơn trong việc công bố quốc tế. Tuy nhiên, những ngành khoa học xã hội sẽ khó khăn hơn, không phải lĩnh vực nào cũng có thể tìm hiểu, công bố dễ dàng vì còn liên quan đến chính trị, tôn giáo, văn hóa...

Tuy nhiên việc xét duyệt người đạt tiêu chuẩn PGS, GS cần cân nhắc tới hướng đạt chuẩn quốc tế như trường ĐH khuyến khích các ứng cử viên có được các công bố quốc tế bằng khoản tiền thưởng cao. Ngoài ra, tiêu chí về công bố quốc tế cũng cần đặt ra khắt khe hơn như có bao nhiêu sách, tạp chí quốc tế trích dẫn lại những công trình của ứng cử viên bao nhiêu lần, tầm ảnh hưởng quốc tế của các công trình mà ứng cử viên công bố như thế nào. 

Còn những ngành, lĩnh vực nào khó có công bố quốc tế thì cũng cần có tiêu chí riêng, cụ thể nên cần được Bộ GD-ĐT, Hội đồng chức danh GS Nhà nước và các trường ĐH nghiên cứu kỹ lưỡng./.

Theo Bích Lan/VOV.VN

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản